C. Hoạt động luyện tậpCâu 1. Hãy phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình...
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1. Hãy phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ cụ thể (giống - biện pháp kĩ thuật - năng suất). Từ đó rút ra kết luận gì?
Câu 2: So sánh thường biến với mức phản ứng.
Câu 3: So sánh thường biến với đột biến.
Câu 4: Hiện tượng nào dưới đây là không phải do sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến) tạo nên?
A. Cáo Bắc cực có màu sắc lông thay đổi theo mùa.
B. Tắc kè hoa có màu sắc thay đổi phù hợp với nền của môi trường.
C. Trên cùng một cây hoa giấy, có cả hoa đỏ và hoa trắng.
D. Gà gô có màu lông thay đổi theo mùa.
Câu 1: VD: với lợn Ỉ Móng cái có tỉ lệ nạc 30 - 40%
- Vậy với kiểu gen AA thì nếu được chăm nuôi tốt đúng kĩ thuật thì lợn có thể tăng tỉ lệ nạc lên tối đa 40%. Hay nói cách khác, với điều kiện môi trường thay đổi là kĩ thuật chăn nuôi thì kiểu hình là tỉ lệ nạc ở lợn Ỉ Móng Cái sẽ thay đổi từ 30% đến 40%.
Câu 2: phân biệt thường biến và đột biến
- thường biến là những biến đổi ở KH phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động của môi trường. Thường biến không di truyền được.
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước các môi trường khác nhau. Mức phản ứng do gen quy định nên di truyền được.
Câu 3:
Thường biến | Đột biến | |
Khái niệm | là những biến đổi ở KH phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động của môi trường | là những biến đổi trong vật chất di truyền về cấu trúc, số lượng |
Khả năng di truyền | không di truyền | có di truyền |
Sự biểu hiện trên kiểu hình | thay đổi kiểu hình | có thể biểu hiện ra kiểu hình hoặc không, không định hướng |
Ý nghĩa | có lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường | có thể có lợi hoặc có hại cho sinh vật |
Câu 4: C
- A. Hoạt động khởi độngThảo luận: Nêu nhận xét về sự liên quan giữa đặc điểm môi trường sống với màu...
- B. Hoạt động hình thành kiến thứcI. Mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trường - kiểu hình- Hãy dự đoán...
- II. Thường biến- Quan sát hình 28.3, mô tả màu lông thỏ Himalaya sp ở các vị trí khác nhau trên cơ...
- 1. Khái niệm- Quan sát hình 28.5, em hãy mô tả sự khác nhau về kiểu hình ở những cây mạ trong mỗi...
- 2. Đặc điểm, ý nghĩa- Thường biến có di truyền được không? Thường biến có ý nghĩa gì đối với sinh...
- II. Mức phản ứng1. Khái niệm- Mức phả ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen nhất định khi...
- D. Hoạt động vận dụng1. Em hãy do chiều cao và cân nặng hiện tại của em, dự đoán chiều cao và cân...
- E. Hoạt động tìm tòi mở rộngHãy bình luận câu tục ngữ "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"...
Hiện tượng không phải do sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến) tạo nên là C. Trên cùng một cây hoa giấy, có cả hoa đỏ và hoa trắng. Điều này không phụ thuộc vào kiểu hình mềm dẻo, mà có thể là kết quả của sự kết hợp gen từ cả hai phụ huynh hoặc do môi trường địa lý, nhiệt độ, ánh sáng khác nhau.
So sánh thường biến với đột biến, thường biến là sự đa dạng tự nhiên, được tạo ra từ quá trình tiến hóa và chủ yếu xảy ra ở mức gene. Đột biến là sự thay đổi gen đột ngột, dẫn đến xuất hiện các biến đổi mới trong đời sống. Thường biến có tần suất xảy ra cao hơn so với đột biến.
So sánh thường biến với mức phản ứng, thường biến là khả năng thích ứng được tích lũy qua nhiều thế hệ, còn mức phản ứng là sự thích ứng ngay lập tức của cá thể với môi trường. Thường biến đòi hỏi thời gian và qua nhiều thế hệ để thích nghi hoàn toàn, trong khi mức phản ứng xảy ra ngay sau khi cá thể tiếp xúc với môi trường mới.
Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình có thể được phân tích qua ví dụ về cây lúa. Gen của cây lúa quyết định về kiểu hình của nó, như chiều cao, số lượng hạt lúa. Môi trường, bao gồm đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, cũng ảnh hưởng đến việc cây lúa phát triển như thế nào. Ví dụ, một hạt lúa với gen tốt sẽ phát triển tốt hơn trong môi trường đất mà làm đất lúa, cung cấp nước đầy đủ và ánh sáng đủ. Khi kết hợp giữa gen tốt và môi trường tốt, cây lúa sẽ cho năng suất cao.