Câu hỏi 4.Phân tích tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu hỏi:
Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Hồng Ánh
Cách làm:1. Đọc kỹ câu hỏi và tìm hiểu nội dung bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".2. Trích dẫn các dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục trong bài văn.3. Phân tích cách tác giả sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh để thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.4. Rút ra kết luận về tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam qua bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".Câu trả lời:Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Mở đầu bài viết, Hồ Chí Minh đã nêu ra nhận định chung về tinh thần yêu nước: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ”. Cùng với đó, Bác đã sử dụng hình ảnh giàu tính biểu tượng: “Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Các động từ mạnh như “lướt qua, nhấn chìm” và biện pháp tu từ so sánh “tinh thần yêu nước” với “một làn sóng” cho thấy sức mạnh và khí thế của lòng yêu nước. Tiếp đến, Bác đã chứng minh truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam qua những biểu hiện cụ thể. Những dẫn chứng được Bác đưa ra từ quá khứ đến hiện nay, vừa sinh động lại vừa bao quát. Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Bác liệt kê các vị anh hùng tiêu biểu trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, để từ đó nhắc nhở con cháu phải ghi nhớ công lao, ơn nghĩa đó. Cách chuyển đoạn sau đó “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” đã thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người viết. Bác tiếp tục đưa ra các dẫn chứng: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Ở đây, Bác đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê kết hợp với mô hình liên kết “từ… đến” nhằm làm tăng hiệu quả cho sự diễn đạt. Tinh thần yêu nước giống như làn sóng nối tiếp nhau, lớp sau mạnh mẽ hơn lớp trước. Cuối cùng, Bác khẳng định nhiệm vụ của nhân dân ngày hôm nay đó là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Cách so sánh “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” giàu giá trị biểu cảm. Tinh thần yêu nước là “một món đồ quý giá”, cần được bảo vệ, giữ gìn và phát huy. Bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” giàu tính thuyết phục. Như vậy, tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, rất cần được giữ gìn và phát huy.
Câu hỏi liên quan:
- Câu 1.Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần (2) có tác dụng gì?
- Câu 2.Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong phần (2).
- Câu 3.Nội dung chính của phần (3) là gì?
- Câu 4.Văn bảnTinh thần yêu nước của nhân dân taviết về vấn đề gì? Câu văn nào ở...
- Câu 5.Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bảnTinh thần yêu nước của nhân...
- Câu 6.Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong...
- Câu 7.Đọc phần (2) và cho biết:a) Các bằng chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự...
- Câu 8.Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích...
- Câu 9.Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa...
- 2. ĐỌC HIỂUCâu 1. Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp? Câu nào chứa đựng thông tin chính?
- Câu 2.Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng trong phần (2) như thế nào?
- Câu 3.Phần (3) nêu lí lẽ hay bằng chứng?
- Câu 3.Phần (3) nêu lí lẽ hay bằng chứng? Tác giả nêu lên vấn...
- CÂU HỎICâu 1.Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bảnĐức tính giản...
- Câu 2.Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản.
- Câu 3.Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2). Điều gì làm nên sức thuyết phục...
- Câu 4.Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh...
- Câu 5.Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết: "Những chân lí giản dị mà sâu sắc...
- Câu 6.Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức...
- Câu 3.Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây (ở văn bảnĐức tinh giản dị của...
- Câu 4.Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận xã...
- 2. ĐỌC HIỂU- Ý khái quát được nêu trong phần (1) là gì?- Phép lặp ở phần (2) có tác dụng biểu đạt...
- CÂU HỎICâu 1.Văn bảnTượng đài vĩ đại nhấtviết về vấn đề gì? Vì sao có thể cho...
- Câu 2.Mục đích của văn bản này là gì? Hãy chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể được tác...
- Câu 3.Em hiểu "tượng đài vĩ đại nhất" mà tác giả muốn nói tới là gì? Vì sao đó lại là "tượng...
- Câu 4.Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) giải thích vì sao thế hệ trẻ cần phát huy truyền...
- PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNGCâu 1.Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Tinh thần yêu...
- Câu 2.Nội dung chính của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
- Câu hỏi 3:Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Câu hỏi 5.Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:"Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến...
Tinh thần yêu nước cần được gìn giữ và phát triển từ những thế hệ này sang thế hệ khác để đất nước ngày càng phát triển và thịnh vượng.
Tinh thần yêu nước còn thể hiện qua việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, thi đua lao động, bảo vệ môi trường và duy trì trật tự an toàn xã hội.
Tinh thần yêu nước thường được khuyến khích và giáo dục từ những trẻ em tuổi mầm non thông qua các hoạt động văn hóa, học tập và thể dục.
Tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thường thể hiện trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật, lịch sử đóng góp vào việc xây*** và phát triển đất nước.
Tinh thần yêu nước là tinh thần quốc dân phải có, đề cao lòng yêu nước, lòng hiến dâng vì đất nước.