Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 43 SGK Văn 9 Kết nối tri thứcChỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Đọc kĩ cả văn bản kết hợp với gợi nhớ kiến thức về thể thơ song thất lục bát và lục bát để chỉ ra và nhận xét về điểm khác nhau
>
- Những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát:
+ Số tiếng: cấu tạo bằng cặp câu 7 tiếng và cặp câu lục bát
+ Gieo vần: chữ chừng (vần ưng, gần âm với vần ăng) hiệp vần với chăng ở cuối câu thơ liền trước (Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng); chữ nhà (vần a) hiệp vần với xa ở chữ thứ 5 của câu thơ liền sau (Chàng thì đi cõi xa mưa gió); các vần gieo ở giữa câu thơ là vần lưng (yêu vân): chừng, bóng, ngơ; ở cuối câu thơ là vần chân (cước vân): vong, phơ, đưa, nhà.
+ Thanh điệu:
Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,
B T
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ.
B T B
Dấu chàng theo lớp mây đưa,
B T B
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.
B T B B
+ Ngắt nhịp: Thể thơ song thất lục bát không có đặc điểm riêng, nổi bật về nhịp, vì thế nhịp không được coi là dấu hiệu quan trọng để nhận biết thể thơ này. Câu lục bát trong thơ song thất lục bát có cách ngắt nhịp tương tự câu lục bát trong thơ lục bát. Ví dụ:
Tiếng địch thổi/ nghe chừng đồng vọng, (3/4)
Hàng cờ bay/ trông bóng phất phơ. (3/4)
Dấu chàng/ theo lớp mây đưa, (2/4)
Thiếp nhìn rặng núi/ ngẩn ngơ nỗi nhà. (4/4)
- Sự khác biệt giữa thể thơ song thất lục bát với thể thơ lục bát:
+ Thơ song thất lục bát được thể hiện bằng các câu thơ dài ngắn phong phú hơn (6, 7 và 8 tiếng) thơ lục bát (6 và 8 tiếng).
+ Do cặp câu song thất đan xen cặp câu lục bát, vần chân ở câu lục sẽ hiệp với vần chân ở câu thất (thay vì câu bát trong thơ lục bát) liền trước nó; vần chân ở câu bát sẽ hiệp với vần lưng ở câu thất (thay vì hiệp với vần chân ở câu lục trong thơ lục bát) liền sau nó.
+ Với sự xuất hiện của câu thơ 7 tiếng, thơ song thất lục bát có cách ngắt nhịp linh hoạt hơn (nhịp chẵn kết hợp với nhịp lẻ trong một câu thơ) so với thơ lục bát.