II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HOÁCâu hỏi 3. Quan sát hình 29.3 nêu chức năng từng cơ quan...
Câu hỏi:
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HOÁ
Câu hỏi 3. Quan sát hình 29.3 nêu chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hóa. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào?
Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Đăng Ngọc
Cách làm:1. Xem hình 29.3 để nhận diện các cơ quan của hệ tiêu hóa.2. Ghi ra tên từng cơ quan và chức năng của cơ quan đó trong quá trình tiêu hóa.Câu trả lời:- Tuyến nước bọt: Tiết nước bọt làm ẩm thức ăn, chứa enzime amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột.- Tuyến vị: Tiết dịch vị chứa HCl và Enzime pepsinogen. HCl hoạt hoá pepsinogen thành Pepsin (tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.- Gan: Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hóa Lipid. Đào thải độc tố.- Túi mật: Dự trữ dịch mật.- Tuyến tụy: Tiết dịch tụy chứa Các Enzyme tiêu hóa protein, lipit và carbohydrate.- Tuyến ruột: Tiết dịch ruột chứa các enzime tiêu hóa protein và carbohydrate.- Khoang miệng: Nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều nước bọt, cảm nhận vị thức ăn.- Hầu (họng) và thực quản: Tham gia cử động nuốt, cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.- Dạ dày: Có tuyến vị, tiết dịch vị. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.- Ruột non: Có tuyến ruột, cử động nhu động để thức ăn di chuyển, hấp thụ các chất dinh dưỡng.- Ruột già: Hấp thụ nước và một số chất, cử động như ruột để đẩy chất cặn bã xuống trực tràng tạo phân.- Hậu môn: Thải phân.
Câu hỏi liên quan:
- I. DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÍ1. Dinh dưỡng và chất dinh dưỡng Câu hỏi 1. Quan sát hình...
- Câu hỏi 2. Quan sát hình 29.2a) nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc...
- Luyện tập 1. Hãy sưu tầm một số bao bì thực phẩm trong đó có bao bì của loại thực phẩm em thường ăn...
- Luyện tập 2. Theo em trong các sản phẩm trên, sản phẩm nào nên ăn thường xuyên sản phẩm nào nên ăn...
- 2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý Thực hành 1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và những...
- Luyện tập 3: Quan sát bảng 29.2 và 29.3 cho biếta) Trong một ngày một người nên bổ sung cho cơ thể...
- III. BẢO VỆ HỆ TIÊU HOÁLuyện tập 4. Ở cơ quan nào thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa tiêu hóa...
- 1. An toàn vệ sinh thực phẩmCâu hỏi 4. Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm
- Luyện tập 5. Nêu một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển,...
- 2. Phòng bệnh về tiêu hóa Câu hỏi 5.Nêu tên nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về...
- Vận dụng 1. Trình bày các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm gia đình em thường sử dụng....
- Vận dụng 2.Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ...
Nước bọt: Nước bọt giúp nhẹ nhàng di chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc ruột.
Tuyến tụy: Tuyến tụy tiết ra insulin và các enzym tiêu hóa giúp cân bằng đường huyết và tiêu hóa thức ăn.
Gan: Gan đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý chất béo và lọc các chất độc hại khỏi máu.
Ruột già: Ruột già hấp thụ chất dinh dưỡng đã được phân hủy từ thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Ruột non: Ruột non tiết ra enzym tiêu hóa để phân hủy thức ăn thành các chất dễ hấp thụ.