Luyện tậpCâu 1. Em hãy chia sẻ cách ứng phó đã từng áp dụng với một tình huống căng thẳng trong quá...
Câu hỏi:
Luyện tập
Câu 1. Em hãy chia sẻ cách ứng phó đã từng áp dụng với một tình huống căng thẳng trong quá khứ. Em đánh giá như thế nào về hiệu quả của cách thức đó?
Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Thị Giang
Câu trả lời chi tiết cho câu hỏi trên có thể viết như sau:Tình huống gặp phải: Em bị một bạn lớp trên đánh vì không đưa tiền ăn sáng cho bạn đó. Điều này khiến em cảm thấy rất lo lắng và sợ hãi mỗi khi đến trường, ảnh hưởng đến tình hình học tập của em.Cách ứng phó: Em đã chọn không đánh lại bạn ngay lập tức, thay vào đó, em đã bình tĩnh lại và trình bày vấn đề với mẹ. Mẹ của em đã lắng nghe và đồng ý đến trường để báo cáo với cô giáo về sự việc xảy ra.Hiệu quả của cách thức đó: Sau khi mẹ của em đã thông tin với cô giáo, em đã không bị bạn trêu chọc hay bắt nạt nữa. Em cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi đến trường, không còn cảm thấy lo lắng hay sợ hãi nữa. Việc học của em cũng được cải thiện, vì không còn phải lo lắng về tình hình quan hệ xung quanh nữa. Điều này đã giúp em tập trung hơn vào việc học và phát triển bản thân mình.
Câu hỏi liên quan:
- Mở đầuEm hãy chỉ ra các cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong những bức tranh...
- Khám phá1. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.T đã gặp phải căng thẳng như thế nào?T đã...
- 2. Em hãy đọc các ý kiến sau đây và trả lời câu hỏi.a) Một cái ôm của bố mẹ có thể giúp ta giải toả...
- 3. Em hãy sắp xếp các bức tranh dưới đây theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng...
- Câu 2. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.Nếu là N, em sẽ làm gì?H nên nói chuyện với...
- Vận dụngCâu 1. Em hãy vận dụng trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng để giải quyết...
- Câu 2. Em hãy tư vấn cho một người bạn để giải quyết một tình huống căng thẳng mà bạn đang gặp phải...
Tôi đánh giá cách ứng phó này rất hiệu quả vì nó giúp tôi vượt qua tình huống căng thẳng một cách tự tin và tập trung, đồng thời giúp giảm stress và lo lắng trong quá trình học tập.
Việc ứng phó theo cách này giúp tôi cảm thấy thoải mái hơn và tập trung hơn vào bài kiểm tra. Kết quả cuối cùng là tôi đã vượt qua bài kiểm tra và đạt được điểm số tốt.
Khi gặp tình huống căng thẳng, tôi đã thực hiện thở sâu và tập trung vào bài kiểm tra, tránh suy nghĩ tiêu cực và lo lắng về kết quả.
Trước khi đi vào bài kiểm tra quan trọng, tôi đã thực hiện một buổi ôn tập cẩn thận để nâng cao kiến thức và tự tin cho bài kiểm tra đó.