Bài tập 3.Gieo ba con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:a....
Bài tập 3. Gieo ba con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a. "Tổng số chấm xuất hiện nhỏ hơn 5";
b. "Tích số chấm xuất hiện chia hết cho 5".
a. Số các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên là n($\Omega$) = $6^{3}$ = 216
Gọi A là biến cố "Tổng số chấm xuất hiện nhỏ hơn 5".
Vì số chấm nhỏ nhất trên mỗi xúc xắc là 1, nên tổng số chấm xuất hiện trên sau khi thực hiện phép thử luôn lớn hơn hoặc bằng 3.
Ta có: 3 = 1 + 1 + 1
4 = 1 + 1 + 2 = 1 + 2 + 1 = 2 + 1 + 1
$\Rightarrow$ A = {(1; 1; 1), (1; 1; 2), (1; 2; 1), (2; 1; 1)} $\Rightarrow$ n(A) = 4
$\Rightarrow$ Xác suất của biến cố A là: P(A) = $\frac{4}{216}$ = $\frac{1}{54}$.
b. Gọi B là biến cố "Tích số chấm xuất hiện chia hết cho 5".
$\Rightarrow$ Biến cố đối của biến cố B là $\bar{B}$ "Tích số chấm xuất hiện không chia hết cho 5".
Để tích số chấm không chia hết cho 5 thì kết quả của phép thử không được xuất hiện mặt 5 chấm $\Rightarrow$ Số kết quả thuận lợi cho $\bar{B}$ = $5^{3}$ = 125
$\Rightarrow$ Xác suất của biến cố B là P(B) = 1 - P($\bar{B}$) = 1 - $\frac{125}{216}$ = $\frac{91}{216}$.
- Bài tập 4.Hộp thứ nhất chứa 4 viên bi xanh, 3 viên bi đỏ. Hộp thứ hai chứa 5 viên bi xanh, 2...
- Bài tập 5. Một nhóm học sinh được chia vào 4 tổ, mỗi tổ có 3 học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên từ nhóm...
- Bài tập 6. Một cơ thể có kiểu gen là AaBbDdEe, các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương...
- Bài tập 7. Sắp xếp 5 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến 5 một cách ngẫu nhiên để tạo thành một...
- Bài tập 8. Lớp 10A có 20 bạn nữ, 25 bạn nam. Lớp 10B có 24 bạn nữ, 21 bạn nam. Chọn ngẫu nhiên từ...
- Bài tập 9. Trong hộp có 5 bóng xanh, 6 bóng đỏ và 2 bóng vàng. Các bóng có kích thước và khối lượng...
Với cụm từ 'đồng chất' trong đề bài, ta cần xem xét các trường hợp cân đối của ba con xúc xắc để tính toán xác suất chính xác nhất.
b. Để tính xác suất của biến cố 'Tích số chấm xuất hiện chia hết cho 5', ta cần xác định số trường hợp mà tích số chấm xuất hiện chia hết cho 5 và chia cho tổng số trường hợp có thể xảy ra khi gieo ba con xúc xắc.
a. Để tính xác suất của biến cố 'Tổng số chấm xuất hiện nhỏ hơn 5', ta cần xác định số trường hợp mà tổng số chấm xuất hiện nhỏ hơn 5 và chia cho tổng số trường hợp có thể xảy ra khi gieo ba con xúc xắc.
Để tính xác suất của mỗi biến cố, ta cần xác định số cách xảy ra của biến cố đó và chia cho tổng số trường hợp có thể xảy ra.