TIẾT 5A, Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòngB, Luyện từ và câu1. Tìm trạng ngữ trong...
TIẾT 5
A, Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
B, Luyện từ và câu
1. Tìm trạng ngữ trong các đoạn văn dưới đây:
a, Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng.
ĐOÀN GIỎI
b, Sau cơn mưa, con đường trước cửa nhà em đang khô dần. Trên đường, xe đạp, xe máy, ô tô đi lại đông như mắc cửi. Ở vỉa hè bên kia, bác Cường đang dọn đồ nghề ra để chữa xe cho khách qua đường. Góc phố, một đám trẻ chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân và tiếng cười giòn tan.
Theo DƯƠNG QUỲNH LIÊN
2. Những trạng ngữ em tìm được ở bài tập 1 có tác dụng gì? Tìm các ý đúng:
a, Bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm cho câu
b, Giúp đoạn văn miêu tả sự vật theo trình tự thời gian.
c, Giúp đoạn văn miêu tả hoạt động theo trình tự không gian.
d, Biểu thị tình cảm, cảm xúc của người viết.
3. Bổ sung trạng ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ thích hợp trong các đoạn văn dưới đây:
a, Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
Theo THIÊN LƯƠNG
(Trạnng ngữ: có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)
b) Sân trường đang vắng lặng bỗng chốc ồn lên những tếng cười, tiếng nói vui vẻ. Chỗ này, cóc bạn nam rủ nhau đá cầu. Mấy bạn đang ríu rít trò chuyện. Phía các bạn nữ, cuộc nhảy dây đang trở nên hấp dẫn. Xế bên cạnh, một nhóm bạn cả nữ lẫn nam chơi trò bịt mắt bắt dê. Mấy bạn đang túm tụm xem chung mội tờ báo Thiếu niên.
Theo VŨ THANH QUANG
(Trạng ngữ: dưới bóng cây, chỗ kia)
- TIẾT 1A, Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòngMỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoan thơ...
- TIẾT 2A, Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòngB, Đọc và làm bài tậpTrả bài văn tả con...
- TIẾT 3A, Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòngB, Đọc và làm bài tậpTRỨNG BỌ NGỰA NỞ( VŨ...
- TIẾT 4A, Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòngB, Nghe - viếtHANG SƠN ĐOÒNG( MINH AN -...
- TIẾT 6(Bài luyện tập đọc hiểu)CON CHIM CHIỀN CHIỆN( HUY CẬN - sách giáo khoa (SGK) tiếng việt lớp 4...
- TIẾT 7( Bài luyện tập viết)Chọn 1 trong 2 đề sau:1. Tưởng tượng của em là cô Hiền trong câu chuyện...
Câu hỏi 3: Trong đoạn văn thứ ba, trạng ngữ 'có lúc', 'giữa lúc gió đang gào thét ấy', 'dưới bóng cây', 'chỗ kia' được bổ sung vào văn bản để tạo nên không khí, cảm giác và hình ảnh sắc nét hơn cho đoạn văn.
Câu hỏi 2: Trong bài tập 1, các trạng ngữ có tác dụng bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm cho câu, giúp miêu tả sự vật theo trình tự thời gian và không gian, không biểu thị tình cảm hay cảm xúc của người viết.
Trong đoạn văn thứ hai, trạng ngữ 'Sau cơn mưa', 'Trên đường', 'Ở vỉa hè bên kia', 'Góc phố' giúp miêu tả sự vật theo trình tự không gian, đưa người đọc vào cảnh vật một cách rõ ràng.
Trong đoạn văn đầu tiên, trạng ngữ 'Mùa xuân', 'Sang hè', 'Khi lá bàng ngả sang màu lục', 'Sang đến những ngày cuối đông' giúp bổ sung thông tin về thời gian và mùa trong câu chuyện.