II - BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
a. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là gì?
b. Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lý tưởng hóa như thế nào?
Trả lời:
a. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi:
- Miêu tả bằng những hình ảnh so sánh:
“Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc... (đoạn giữa).
Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang với sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy (Đoạn cuối).
- Sử dụng hình ảnh phóng đại:
“Khi chàng nhảy múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung (đoạn giữa).
“Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán (đoạn cuối).
- Thủ pháp trùng điệp: Nằm ở nội dung của các câu văn và ở cả cách thức thể hiện. Các hành động, cũng như đặc điểm của Đăm Săn đều được luyến láy nhiều lần nhằm tạo nên sự kì vĩ, lớn lao: "Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây", "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang... Đăm Săn vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ",...
- Sử dụng yếu tố kỳ ảo: Trong đoạn trích, sở dĩ Đăm Săn Chiến thắng Mtao Mxây còn có vai trò rất quan trọng của ông Trời. Đó là nhân vật thần linh theo quan niệm của người Ê-đê thời xưa, cũng là yếu tố kỳ ảo trong truyện dân gian nói chung.
b. Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trên: góp phần tạo nên âm hưởng hùng tráng, vẻ đẹp rực rỡ trong nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật anh hùng, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi được lý tưởng hóa.
Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Căn cứ vào bi kịch Mị Châu - Trọng Thủy hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu dưới đây.
Trả lời:

Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm rõ đặc sắc nghê thuật của truyện là sự chuyển biến hình tượng nhân vật Tấm (SGK)
Trả lời:
Một trong những đặc sắc về nghệ thuật của truyện Tấm Cám, là sự chuyển hóa liên tục của nhân vật Tấm, từ chỗ yếu đuối, thụ động, đến chỗ cương quyết giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Điều đó có thể thấy rõ qua hai giai đoạn trong cuộc đời của nhân vật:
- Giai đoạn đầu: Tấm chỉ là một cô gái yếu đuối, thụ động (từ đầu đến "Tấm chết hóa thành con chim vàng anh"). Trong đoạn này, nhân vật Tấm chủ yếu xuất hiện là con người nhỏ bé, yếu đuối, bị áp bức... chỉ biết khóc khi bị áp bức. Để nhân vật vượt qua được ngang trái, hầu hết phải nhờ đến sự hỗ trợ từ bên ngoài (Bụt).
- Từ chỗ hóa thành chim vàng anh đến hết truyện, nhân vật có sự chuyển hóa thành chủ động, kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình: Trong đoạn này, Tấm trở nên chủ động, kiên quyết, mạnh mẽ hơn. Biểu hiện của những phẩm chất đó qua tiếng chim Vàng Anh (Giặt áo chồng tao - Thì giặt cho sạch...), qua tiếng khung cửi (Kẽo cà kẽo kẹt - Lấy tranh chồng chị - Chị khoét mắt ra); qua cả việc hóa thân qua các kiếp khác; kiếp làm con chim, kiếp làm cây xoan, cây thị... và cuối cùng trở về kiếp con người.
Có thể nói, sở dĩ có sự phát triển về tính cách như vậy là vì ban đầu, Tấm chưa ý thức được thân phận của mình, những mâu thuẫn thì chưa tới mức căng thẳng và quyết liệt. Hơn nữa, Tấm lại có sự giúp đỡ của nhân vật thần kỳ nên còn thụ động. Ở giai đoạn sau, mâu thuẫn bắt đầu quyết liệt đẩy Tấm vào thế phải đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Sự phát triển tính cách của nhân vật Tấm cũng cho thấy sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch. Nó là sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống.
Câu 4 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Lập bảng ghi nội dung các truyện cười đã học theo mẫu (SGK, tr. 102)
Trả lời:
Truyện | Đôi tượng cười | Nội dung cười | Tình huống cười | Cao trào |
Tam đại con gà | Thầy đồ dốt | Thói sĩ diện hão, đã dốt lại hay giấu dốt | Thầy bị học trò hỏi dồn, nhất là người nhà chất vấn | Thầy bịa ra "Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà" để chống chế |
Nhưng nó phải bằng hai mày | Quan tham | Thói tham ô, ăn hối lộ | Hai người cùng hối lộ, quan xử kiện dựa theo số tiền nhận hối lộ | Cử chỉ của Cải và ông Lý, ngầm liên quan với lời ông Lý: "Tao biết mày phải, nhưng nó còn phải bằng hai mày". |