Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn.
Ở hồi bốn, các sự việc chính được diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc. Cái chết của người cha giúp Thơm nhìn thấy bộ mặt lật lọng, bội phản của chồng mình đang cố dấu sắp lớp mặt nạ tử tế. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm và được Thơm che giấu và cứu thoát.
Câu 2. Tình huống truyện như thế nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch?
- Tình huống: Ngọc dẫn bọn lính đi lùng bắt cán bộ và du kích. Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn đuổi bắt lại chạy trốn vào đúng nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm- vợ Ngọc phải đứng giữa hai lựa chọn: hoặc là giống như một người vợ thông thường sẽ để cho chồng mình bắt cán bộ, hoặc là che giấu cán bộ ngay trong nhà. Lựa chọn che dấu cán bộ, Thơm đã không vì tình riêng mà phản bội kháng chiến, cô đã đứng hẳn về phía cách mạng.
- Tình huống kịch ở đây được tác giả xây dựng rất bất ngờ và mang tính bước ngoặt: sự xuất hiện của hai người cán bộ cách mạng ở Lớp II đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo một chiều hướng khác. Trong hoàn cảnh bị địch truy bắt, lòng tin của những người cán bộ cách mạng đối với quần chúng nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan đến sự sống chết của cán bộ và cũng là sự thành bại của hoạt động cách mạng. Hơn nữa, cũng chỉ trong những tình huống hiểm nguy và éo le ấy, tinh thần và niềm tin vào kháng chiến, vào cách mạng của mỗi người dân mới được đẩy đến cao độ và mãnh liệt nhất.
Câu 3. Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này? Ý nghĩa của sự biến chuyển ấy?
Đối diện với sự xuất hiện đường đột của hai người cán bộ, cô không hề hoảng hốt mà chủ yếu là bất ngờ. Ngay sau đó, Thơm lựa chọn bảo vệ Thái và Cửu
Thơm rất nhanh trí đẩy họ vào buồng trong – nơi mà theo phong tục của nhiều dân tộc thiểu số là cấm kị đối với người lạ. Lúc đầu, Thơm giả bộ ngọt ngào với chồng, lại còn tỏ ra ân hận về những lời nói không phải với chồng trước đó để Ngọc không nghi ngờ gì.
Sau đó lại cố tình nói to lên để hai cán bộ cách mạng không đi ra ngoài theo lối vườn sau – nơi đã bị phục kích
Cuối cùng, để giải vây cho tình huống căng thẳng này, Thơm tìm cách đẩy chồng đi, may mắn là Ngọc không có nghi ngờ gì cả.
⇒ Sự chuyển biến trong hồi bốn của Thơm thể hiện sự nhanh nhạy và có phần gan dạ của cô bởi Thơm có niềm tin với Đảng, với cách mạng và tình yêu đất nước của nhân vât. Cô liều cả tính mạng và tình cảm của mình vì cách mạng.
Câu 4. Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.
- Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất của một tên Việt gian bán nước. Vốn chỉ là nhà nho hết thời, có địa vị thấp kém nhưng hắn đã nuôi tham vong về địa vị và tiền bạc. Khởi nghĩa nổ ra, thay vì thể hiện tinh thần yêu nước của một nhà nho có chữ nghĩa, biết đạo lý và thấm nhuần tư tưởng của sách thánh hiền thì tiền tài và địa vị lại che mờ mắt hắn. Hắn phản bội tổ quốc, đầu quân làm tay sai cho giặc, cõng rắn cắn gà nhà. Tuy được che dấu nhưng bản chất xấu xa của Ngọc nhưng vẫn dần hiện ra.
- Trong hồi bốn, Thái và Cửu bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc. Thái đã hết sức bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời anh rất có niềm tin lớn vào sự che chở của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ của một tên Việt gian. Anh nhìn thấy được tinh thần yêu nước và kiên cường bất khuất vì cách mạng ngay cả trong những con người không đáng tin nhất. Trong khi đó, Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn nên anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô.
Câu 5. Nhận xét nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này
Có thể nói ngòi bút viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng đã rất thành công trong lớp kịch này, thể hiện qua các điểm sau:
- Xây dựng tình huống éo le, nhiều xung đột, đòi hỏi nhân vật phải đứng trước những sự lựa chọn rất khó khăn và mang tính quyết định
- Đối thoại được chú trọng, xen lẫn nhiều câu cảm thán, nghi vấn, trong lời thoại bộc lộ nhiều tầng bậc cảm xúc của nhân vật
- Khắc họa nhân vật một cách tinh tế chủ yếu qua lời nói và hành động
=> Phù hợp với thể loại kịch