Chỉ ra những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả.
Tố Hữu sử dụng nhiều phép điệp trong bài thơ:ư
- Điệp câu trúc "Gì sâu bằng" và điệp ngữ "đâu"
=> Hai điệp khúc xuyên suốt bài gợi sự ám ảnh cho người đọc
- Có tác dụng tạo âm điệu để nhấn mạnh bài thơ
- Nhấn mạnh nỗi nhớ trong đó là nỗi cô đơn hiu quạnh và nỗi thương nhớ tự do, quê hương và cả người dân nơi đây, tiếng hò của người chiến sĩ cách mạng khi chịu cảnh tù đầy. Những điều đó in sâu vào tâm trí người chiến sĩ cách mạng
- Trong bài thơ, Tố Hữu dùng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: "Gì sâu bằng những trưa thương nhớ", "Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh" và điệp từ "dâu".
=> Hai điệp khúc đã nêu gợi ra một sự ám ảnh lớn trong lòng người đọc. Câu thơ khơi gợi nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Gì sâu bằng... trưa thương nhớ, trưa hiu quạnh).
- Điệp từ "đâu" lập lại liên tiếp ở các khổ thơ trải ra mênh mông nỗi nhớ của nhà thơ. Nó khơi gợi để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về tất cả những gì đã gắn bó máu thịt với mình. Đôi chân đã bị cùm, đôi mắt đã bị giam hãm bởi bốn bức tường của nhà lao, nhà thơ chỉ còn có thể nghe và cảm nhận bằng tâm hồn nhạy cảm của mình.
=> Việc sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật như đã nêu cho thấy sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ trong hoàn cảnh tù đày.