2. Đọc và tóm tắt những ý chính trong đoạn tríchTừ ngữ xưng hô trong tiếng Việt là những từ và ngữ...
2. Đọc và tóm tắt những ý chính trong đoạn trích
Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt là những từ và ngữ (định danh) được dùng để tự xưng mình với người khác và gọi người khác trong các mối quan hệ giao tiếp, qua đó thể hiện tính chất và tình cảm trong mối quan hệ xã hội với nhau. Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt bao gồm:
- Xưng hô bằng từ chuyên dụng: đại từ nhân xưng (tôi, tao, mày, ta, nó, y, vị/quý vị) những danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô (cụ, ông, bà, bác, bố, mẹ, chú, cô, dì, cậu, mợ,…)
- Xưng hô bằng chức danh; thủ tướng, chủ tịch, giám đốc, thầy giáo, cô giáo,…
- Xưng hô bằng tên riêng.
- Xưng hô bằng chức danh kết hợp với tên/ họ tên: chủ tịch Hùng, giám đốc Mạnh, cô giáo Hà,…
Các nhân tố chi phối đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp:
- Nhân vật giao tiếp: trong giao tiếp, các nhân vật luôn đảm nhận vai giao tiếp khác nhau gồm vai phát (vai xưng) và vai nhận (vai hô). Văn giao tiếp của người việt là “xưng khiêm, hô tôn”.
Giữa các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ liên cá nhân. Đó là mối quan hệ xét trong tương quan xã hội, sự hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân được xác định theo hai trục:quan hệ quyền uy và quan hệ thân sơ. Khi vị thế của các nhân vật giao tiếp khác nhau, điều đó sẽ chi phối trực tiếp đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô. Thông thường, trước người có vị thế cao hơn mình, người nói thường dùng từ ngữ xưng hô có sắc thái lịch sự, trịnh trọng; với người có vị thế ngang bằng thì sử dụng các từ ngữ xưng hô với các đặc sắc thái thân mật, lịch sự hay suồng sã.
(Theo Võ Minh Phát)
- A. Hoạt động khởi độngTrẻ em có những quyền gì? Bản thân em và các bạn đã và đang được hưởng những...
- B. Hoạt động hình thành kiến thức1. Đọc văn bản 2. Tìm hiểu văn bảna) Các mục 1 và 2 của Tuyên bố...
- b) Ngoài hai mục trên, văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- c) Cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới được tái hiện như thế nào? Hãy nêu suy nghĩ của...
- d) Phần Cơ hội cho thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có những điều kiện thuận lợi gì? Theo em điều...
- e) Bản Tuyên bố đã nêu lên mấy nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em?...
- 3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại ( tiếp theo)a) Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình...
- b) Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại(1) Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi* Ví dụ...
- * Ví dụ 2 Mai và Khanh đang chuẩn bị cho chương trình đố vui trong ngày hội đọc...
- (2) Khi bác sĩ nói bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của người đó thì phương châm hội...
- (3) Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có tuân thủ phương châm về lượng không? Cần...
- (4) Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy cho biết : Việc không tuân thủ các phương châm...
- 4. Tìm hiểu về xưng hô trong hội thoạia) Chỉ ra cách dùng của một số từ ngữ xưng hô trong tiếng...
- b) Đọc các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu(1) Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:- Anh đã nghĩ thương em...
- c) Chọn một mục ở cột A ghép với một mục ở cột B (ghi vào vở) để có được những lưu ý đúng về xưng...
- C. Hoạt động luyện tập1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được...
- b) Trong số 8 nhiệm vụ mà bản Tuyên bố nêu ra, theo em nhiệm vụ nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- 2. Luyện tập về các phương châm hội thoại và xưng hô trong hội thoạia) Đọc đoạn trích sau và trả...
- b) Minh nhận được tin nhắn mời dự đám cưới của bạn là một cô gái người Anh đang học Tiếng Việt: Thứ...
- c) Nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sauChuyện kể rằng...
- d) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ...
- 3. Luyện tập viết bài văn thuyết minha) Tham khảo các đề văn- Một loài cây ở sân trường em- Một...
- D. Hoạt động vận dụng1. Trình bày suy nghĩ của em về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa...
- 2. Ghi lại một đoạn hội thoại (hoặc tình huống) thể hiện sự không tuân thủ phương châm hội thoại do...
- E. Hoạt động tìm tòi mở rộng1. Xung quanh chúng ta, còn khá nhiều trẻ em đang phải đối mặt với cuộc...
Trong giao tiếp, người Việt thường tôn trọng và phản ánh mối quan hệ xã hội thông qua cách sử dụng từ ngữ xưng hô, thể hiện sự khiêm tốn và trịnh trọng khi đối diện với người có vị thế cao hơn.
Việc lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phụ thuộc vào nhân vật giao tiếp và mối quan hệ xã hội giữa họ, đặc biệt là vai trò và vị thế của từng người trong tương quan.
Trong tiếng Việt, từ ngữ xưng hô được chia thành hai loại chính là xưng hô bằng từ chuyên dụng và xưng hô bằng chức danh hoặc tên riêng.