Notice: Undefined variable: data_gr in /home/kinhthu1/domains/kinhthu.com/public_html/modules/products/views/product_sv/default.php on line 37

Notice: Trying to get property 'name' of non-object in /home/kinhthu1/domains/kinhthu.com/public_html/modules/products/views/product_sv/default.php on line 37

Soạn bài Luyện tập và vận dụng

67 lượt xem

Mời thí sinh CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới Mở ứng dụng Shopee để tiếp tục làm bài thi
https://s.shopee.vn/AKN2JyAJAw
kinhthu.com và đội ngũ nhân viên xin chân thành cảm ơn!

Soạn bài Luyện tập và vận dụng phổ thông nhất

đọc câu 1
Đọc Câu 1 Câu 1 (trang 157, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Chú ý vào nhan đề của bài thơ.

- Nhan đề của bài thơ “Huyền diệu” gợi cho người đọc liên tưởng đến một cái gì đó rất lung linh, trừu tượng, vô thực nhưng lại đẹp đến lạ thường, như một thứ phép màu nhiệm kỳ.

- Nhan đề đó mở ra trong tâm trí người đọc tiếp đến sẽ là một cái gì đó rất trừu tượng, rất đẹp nhưng rất khó nhận biết. Có thể là những âm thanh, hương thơm… về cái gì đó mơ hồ nhưng truyền tải một thông điệp sâu sắc về cuộc sống.

đọc câu 2
Đọc Câu 2 Câu 2 (trang 157, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Việc chọn câu thơ của Bô-đơ-le làm đề từ có ý nghĩa gì?

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Chú ý vào câu đề từ. 

Việc lựa chọn câu thơ của văn hào người Pháp làm lời đề từ đã thể hiện một cách dẫn chuyện đầy táo bạo, gợi mở ra cho người đọc một không gian hoàn toàn mới – nơi mà có hương thơm, màu sắc và âm thanh hòa hợp. Nó như một cánh cửa, dẫn người đọc, người nghe bước vào một thế giới huyền diệu, nơi hương thơm đang ngự trị, màu sắc và âm thanh hòa hợp lạ thường khiến người đọc vừa không khỏi bỡ ngỡ, giật mình, vừa cảm thấy mới mẻ và thích thú.

đọc câu 3
Đọc Câu 3 Câu 3 (trang 157, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến ấn tượng ấy.

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Chú ý vào những hình ảnh được tác giả sử dụng trong bài thơ.

- Hiện tượng bao trùm toàn bài thơ chính là sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố hương thơm, màu sắc và âm thanh. Về hương thơm, có hơi say của men rượu, hương hoa thơm ngát. Về màu sắc, có màu của hoa cỏ, của lá rơi. Về âm thanh, có khúc nhạc thơm, khúc nhạc hường, hơi thở, tiếng gió, suối, chim, khóc người, tiếng đập của trái tim… Tất cả tạo nên một bức tranh trữ tình hài hòa, nơi mà mùi hương, màu sắc và âm thanh hòa hợp một cách lạ thường.

- Nguyên nhân đưa đến hiện tượng ấy: có lẽ qua lăng kính trữ tình cùng cách cảm nhận đầy tinh tế của ông hoàng thơ tình Việt Nam, sự cảm nhận về hương thơm, màu sắc và âm thanh của ông lên đến một tầm cao mới. Từ những sự vật rất nhỏ, tưởng chừng như chẳng ai quan tâm, để ý, ông đã ghép chúng lại với nhau và tạo nên một sự hữu ý đầy nghệ thuật. Hóa ra chúng lại hợp đến vậy khi đứng cạnh nhau như một phép màu huyền diệu. Đây quả là một phát hiện vĩ đại trong thơ Xuân Diệu.


đọc câu 4
Đọc Câu 4 Câu 4 (trang 157, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Những tri thức ngữ văn nào đã học cần được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quả?

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Chú ý kiến thức về tri thức Ngữ Văn.

Những tri thức ngữ văn được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quả: khái niệm về thơ trữ tình hiện đại; về cấu tứ của một bài thơ trữ tình; yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình; ngôn ngữ văn học.

đọc câu 5
Đọc Câu 5 Câu 5 (trang 157, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ. 

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Chú ý vào những hình ảnh, ngôn ngữ mà tác giả sử dụng

Những kết hợp từ ngữ bất thường trong bài thơ:

- khúc nhạc thơm

- say người

- hương thấm tận xương tủy

- ngừng thở để cảm nhận hương hoa

- giọng suối, lời chim

- uống thơ tan trong khúc nhạc

- ngừng hơi nghe tiếng trái tim

- lá run sau trận gió im lìm

-…


đọc câu 6
Đọc Câu 6 Câu 6 (trang 157, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn. 

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:Dựa vào cảm nhận của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Thơ chính là cái nôi để con người bày tỏ cảm xúc, thể hiện những khám phá của con người về thế giới nội tâm của chính mình. Xuân Diệu chính là một nhà thơ chân chính. Ông đã mang cái phát hiện mới lạ về sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh vào tác phẩm “Huyền diệu” của mình. Không phải ông là người nghĩ ra nó đầu tiên mà là văn hào người Pháp Bô-đơ-le là người đầu tiên phát hiện ra sự hòa hợp đến lạ thường đó. Việc ông đặt câu đề từ bằng thơ của Bô-đơ-le đã thể hiện một sự tôn trọng và gợi mở về chủ đề phía sau, khơi gợi sự tò mò nơi người đọc. Thế giới nội tâm của tác giả được thể hiện qua bài thơ khá đặc sắc khi ông có những sự kết hợp rất táo bạo và đôi khi là vô lý. Khúc nhạc gắn với hương thơm, mùi hương thấm tận vào xương tủy, rồi ngừng thở để cảm nhận hương hoa phảng phất đâu đây… Tất cả đều nghe có vẻ rất phi lý nhưng qua lời văn của tác giả, nó lại trở lên có lý và hòa hợp tuyệt vời. Mọi thứ dường như hòa quyện với nhau bằng một sợi dây nối lạ thường, mang theo một tâm hồn của một con người đa sầu đa cảm về cuộc đời. Đó chính là những cảm nhận tinh tế, sâu sắc xuất phát từ đáy lòng của tác giả. Chính bản thân ông đã khẳng định thơ là phải sáng tạo, tìm tòi và đưa ra những phát hiện mới mẻ, đó mới là nghệ thuật chân chính của thơ ca.

2.95898 sec| 2475.539 kb