LUYỆN TẬPCâu 1, 2: Trang 193 sách giáo khoa (SGK) ngữ văn lớp 9 tập 1Đọc đoạn trích sách giáo...

Câu hỏi:

LUYỆN TẬP

Câu 1, 2: Trang 193 sách giáo khoa (SGK) ngữ văn lớp 9 tập 1 
Đọc đoạn trích sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
a. So với đoạn trích ở mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
b. Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với người thứ nhất.

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Thị Việt
a. Trong đoạn trích từ tác phẩm Trong lòng tôi, người kể chuyện xưng “tôi”, đồng thời là nhân vật - cậu bé. Như vậy, câu chuyện là do nhân vật này chứng kiến, trải nghiệm và kể lại. Ưu điểm của các kể này là người kể có điều kiện tự giãi bày sâu sắc hơn nhưng lại hạn chế hơn kể theo ngôi thứ ba trong việc kể lại các đối tượng khác, chỉ kể lại những gì “tôi” được chứng kiến, nhân vật có thể bộc lộ tất cả những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng thầm kín nhất của mình. Tuy nhiên, hạn chế của các kể này là không thể miêu tả, có mặt khắp nơi, chứng kiến mọi chuyện hoặc thâm nhập, nói lên suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật khác.

b. Có thể lựa chọn cách kể theo lời của anh thanh niên như sau: Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Tôi giật mình nói to và tiếng cười đầy tiếc nuối. Tôi chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tắc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. Tôi vừa nước vào và kêu lên: - Ô! Cô còn quên chiếc mũi soa đây này! Để người con gái khỏi trở lại bàn, tôi lấy chiếc khăn tay còn vò tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn từ tay tôi và quay vội đi. Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay tôi lắc mạnh và nói: - Chào anh. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho tôi nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt tôi - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ tôi gặp lại cô gái ấy nữa, hay nhìn ta như vậy. - Chào anh.
Bình luận (4)

Tuấn Nguyễn

Nhờ việc sử dụng ngôi thứ nhất và tập trung vào cảm xúc của nhân vật, việc chuyển đoạn văn trở nên sinh động và chân thực hơn, giúp độc giả hiểu rõ hơn về tâm trạng và suy nghĩ của người kể chuyện.

Trả lời.

Minh Nguyễn Quang

Nếu chọn người họa sĩ già là người kể chuyện, đoạn trích ở mục I có thể được chuyển thành một đoạn khác bằng cách mô tả những cảm xúc sâu sắc và biểu cảm của người họa sĩ già khi nhìn thấy cảnh đẹp ở Sa Pa, cùng với việc phác họa lại bức tranh tuyệt vời của nơi này.

Trả lời.

23 - Lê Hoàng Long

Người kể chuyện ở đoạn này có ưu điểm là tạo ra sự gần gũi, chân thực hơn khi kể về cảm xúc và suy nghĩ của mình với nhân vật và sự kiện xảy ra. Tuy nhiên, ngôi thứ nhất cũng hạn chế ở việc chỉ nhìn nhận mọi thứ từ góc nhìn cá nhân, không đa dạng như ngôi thứ ba.

Trả lời.

Trúc Hạ

Trong đoạn trích này, cách kể khác với đoạn trên ở việc sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện, thay vì ngôi thứ ba như ở đoạn trước. Người kể chuyện là một trong ba nhân vật: người họa sĩ già, cô kĩ sư hoặc anh thanh niên.

Trả lời.
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.19378 sec| 2203.32 kb