Câu hỏi 2: Kể và hoàn thành bảng về các hình thức ứng động ở thực vào vở theo mẫu dưới...
Câu hỏi:
Câu hỏi 2: Kể và hoàn thành bảng về các hình thức ứng động ở thực vào vở theo mẫu dưới đây:
Kiểu ứng động | Khái niệm | Nguyên nhân | Cơ chế | Ví dụ |
Ứng động sinh trưởng | ? | ? | ? | ? |
Ứng động không sinh trưởng | ? | ? | ? | ? |
Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Đăng Linh
Cách làm:Bước 1: Xác định các kiểu ứng động: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.Bước 2: Vào từng kiểu ứng động, điền thông tin vào bảng theo mẫu được cung cấp.- Ứng động sinh trưởng: + Khái niệm: Là những vận động xuất hiện do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào không đều ở các cơ quan, bộ phân đáp ứng, dưới tác động của các kích thích không định hướng của môi trường. + Nguyên nhân: Tác nhân nhiệt độ, ánh sáng mang tính chu kì (ngày đêm, mùa). + Cơ chế: Tác nhân nhiệt độ, ánh sáng mang tính chu kì (ngày đêm, mùa) tác động lên chồi cây làm thay đổi tương quan hàm lượng giữa các hormone, gây kích thích hoặc ức chế sinh trưởng của chồi cây, hoặc tác động lên mặt trên và mặt dưới của hoa làm phân bố lại hormone dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau của mặt trên và mặt dưới của hoa, làm hoa nở hoặc khép. + Ví dụ: Hoa nở do cảm ứng với ánh sáng ở cây bồ công anh: hoa nở khi có ánh sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối.- Ứng động không sinh trưởng: + Khái niệm: Là những vận động thuận nghịch do sự biến đổi sức trưởng nước của cơ quan, bộ phận đáp ứng hoặc do xuất hiện sự lan truyền của kích thích trong các tế bào, mô chuyển hoá dưới tác dụng của các tác nhân cơ học, hoá học. + Nguyên nhân: Tác nhân cơ học, hoá học. + Cơ chế: Tác nhân kích thích tác động lên thụ thể trên màng tế bào của bộ phận tiếp nhận kích thích, sau đó kích thích được truyền đến tế bào của bộ phận đáp ứng làm hoạt hoá các bơm ion, qua đó làm thay đổi sức trương nước của bộ phận đáp ứng. + Ví dụ: Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ, bắt mòi ở cây gọng vó và cây bắt ruồi.Câu trả lời đầy đủ và chi tiết hơn như sau:Kiểu ứng động|Khái niệm|Nguyên nhân|Cơ chế|Ví dụỨng động sinh trưởng|Là những vận động xuất hiện do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào không đều ở các cơ quan, bộ phân đáp ứng, dưới tác động của các kích thích không định hướng của môi trường.|Tác nhân nhiệt độ, ánh sáng mang tính chu kì (ngày đêm, mùa).|Tác nhân nhiệt độ, ánh sáng mang tính chu kì (ngày đêm, mùa) tác động lên chồi cây làm thay đổi tương quan hàm lượng giữa các hormone, gây kích thích hoặc ức chế sinh trưởng của chồi cây, hoặc tác động lên mặt trên và mặt dưới của hoa làm phân bố lại hormone dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau của mặt trên và mặt dưới của hoa, làm hoa nở hoặc khép.|Hoa nở do cảm ứng với ánh sáng ở cây bồ công anh: hoa nở khi có ánh sáng và cụp lại lúc chạng vạng tốiỨng động không sinh trưởng|Là những vận động thuận nghịch do sự biến đổi sức trưởng nước của cơ quan, bộ phận đáp ứng hoặc do xuất hiện sự lan truyền của kích thích trong các tế bào, mô chuyển hoá dưới tác dụng của các tác nhân cơ học, hoá học.|Tác nhân cơ học, hoá học.|Tác nhân kích thích tác động lên thụ thể trên màng tế bào của bộ phận tiếp nhận kích thích, sau đó kích thích được truyền đến tế bào của bộ phận đáp ứng làm hoạt hoá các bơm ion, qua đó làm thay đổi sức trương nước của bộ phận đáp ứng.|Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ, bắt mòi ở cây gọng vó và cây bắt ruồi.
Câu hỏi liên quan:
- Mở đầuThực vật đứng yên hay vận động? Chúng mở rộng không quan sống, tìm kiếm dinh dưỡng và hướng...
- I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢM ỨNG Ở THỰC VẬTDỪNG LẠI VÀ SUY NGẪMLấy một số ví dụ về cảm...
- II. CÁC HÌNH THỨC CẢM ỨNG VÀ CƠ CHẾ CẢM ỨNG Ở THỰC VẬTDỪNG LẠI VÀ SUY NGẪMCâu hỏi 1: Lập bảng phân...
- III. ỨNG DỤNG CẢM ỨNG Ở THỰC VẬTDỪNG LẠI VÀ SUY NGẪMNêu một số ví dụ khác về việc vận dụng hiện...
- LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNGCâu hỏi 1: Dựa trên cơ chế hướng động, giải thích về phản ứng hướng trọng lực...
- Câu hỏi 2: Cho các hiện tượng sau: đóng mở cửa khí khổng, nở hoa của cây mười giờ, leo giàn của cây...
- Câu hỏi 3: Tại sao trong quy trình làm rau mầm, người ta thường che tối khoảng 2 - 3 ngày đầu khi...
Bình luận (0)