c. Nghĩa của từ(1) Nghĩa của từ là gì?(2)Hoàn thành những thông tin trong bảng sau vào...
Câu hỏi:
c. Nghĩa của từ
(1) Nghĩa của từ là gì?
(2)Hoàn thành những thông tin trong bảng sau vào vở:
Hiện tượng | Khái niệm | Ví dụ |
Từ nhiều nghĩa |
|
|
Từ đồng âm |
|
|
Từ đồng nghĩa |
|
|
Từ trái nghĩa |
|
|
Trường từ vựng |
|
|
(3)Thế nào là nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Từ “ đầu” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đầu súng trăng treo
(4) Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì khác nhau? Nêu ví dụ minh họa
(5) Bằng hiểu biết về hiện tượng từ đồng âm, em hãy chỉ ra giá trị của câu thơ sau:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
(6) Cặp từ nào sau đây là từ trái nghĩa
Xanh- trong, sáng-trưa, mưa-nắng, vui-buồn, tóc-tai, quần- áo, tài-sắc
Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Thị Việt
Câu trả lời chi tiết và đầy đủ cho câu hỏi trên như sau:(1) Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.(2) Hiện tượng Khái niệm Ví dụTừ nhiều nghĩa Từ "chân" - Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân...) - Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn...) - Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng...)Từ đồng âm - Con ngựa đang đứng bỗng 'lồng' lên. (lồng: hăng lên chạy càn, nhảy càn) - Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào 'lồng'. (lồng: đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.) Từ đồng nghĩa - Tô - bát - Cây viết – cây bút - Ghe – thuyền - Ngái – xa - Mô – đâu - Rứa – thếTừ trái nghĩa - xấu - đẹp - xa - gần - voi - chuột - rộng - hẹpTrường từ vựng - Máu, chém giết: trường nghĩa về sự chết chóc.(3) Khái niệm:Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.Ví dụ: Súng bên súng đầu sát bên đầu => nghĩa gốcĐầu súng trăng treo => nghĩa chuyển(4) Khác nhau:- Từ đồng âm: Những từ khác nhau nhưng có cách phát âm giống nhau và có nghĩa hoàn toàn khác nhau.- Từ nhiều nghĩa: Một từ có thể mang nhiều nét nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong đó có 1 nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển.Ví dụ: Từ "bàn": - Nghĩa 1: là vật gắn liền với tuổi học sinh, dùng để học trong nhà trường- Nghĩa 2: là hoạt động nói chuyện, trao đổi về vấn đề gì đóTừ "chân": - Nghĩa 1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng- Nghĩa 2: là bộ phận của con người, dùng để đứng vững hoặc để di chuyển(5) Sử dụng từ đồng nghĩa: quốc : tổ quốcgia : gia đình=> Giá trị biểu đạt: nhấn mạnh nỗi nhớ về một quá khứ vàng son của đất nước và gia đình của tác giả(6) Cặp từ trái nghĩa: - vui - buồn- mưa - nắng
Câu hỏi liên quan:
- A. Hoạt động khởi độngTại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”?...
- B. Hoạt động hình thành kiến thức1. Đọc văn bản "Đồng chí"2. Tìm hiểu văn bảna) Bài thơ mang hình...
- b) Tình đồng chí của hai người lính có quá trình hình thành như thế nào?Em có nhận xét gì về dòng...
- c) Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu và...
- d) Trong 3 câu cuối, người lính hiện lên ở hoàn cảnh như thế nào? Trình bày cảm nhận của em về câu...
- Chọn và nêu tác dụng của một hoặc một số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ (về thể thơ , ngôn từ ,...
- 3. Tìm hiểu văn học địa phươngC. Hoạt động luyện tập1. Luyện tập đọc hiểu văn bản "Đồng chí"a) Bài...
- b) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ.
- 2. Tổng kết về từ vựnga) Từ đơn và từ phức(1) Nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức (nêu ví dụ minh...
- (2) Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?che chở, nho nhỏ, bó buộc, tươi tốt, lạnh...
- b) Thành ngữ(1) Thành ngữ là gì? Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào...
- (2)Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực...
- D.Hoạt động vận dụng1. Vận dụng những hiểu biết về trường từ vựng, hãy nêu và phân tích giá trị...
- 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy , các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau :Ríu rít...
- 3. Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán , cảnh Thùy Kiều ( nhờ sự giúp đỡ của Từ Hải ) khi...
3. Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu, còn nghĩa chuyển là nghĩa mở rộng hay biến đổi của từ đó. Trong các câu thơ đã cho, từ 'đầu' ở câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc (phần trên của vật), còn ở câu thứ hai được dùng theo nghĩa chuyển (phần trước của vật).
2. Bảng thông tin về từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và trường từ vựng giúp em phân biệt và hiểu rõ hơn về các loại từ, từ đó nâng cao kiến thức về ngôn ngữ.
1. Nghĩa của từ là ý nghĩa của từ đó, là thông điệp, ý niệm mà từ đó mang lại.