Warning: session_start(): open(/tmp/sess_57c8fnml3i5avas2ovffs5ejsd, O_RDWR) failed: No space left on device (28) in /home/sytu1/domains/kinhthu.com/public_html/includes/defines.php on line 2

Warning: session_start(): Failed to read session data: files (path: ) in /home/sytu1/domains/kinhthu.com/public_html/includes/defines.php on line 2
 Bài tập 6. Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và trả lời các câu hỏi:Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơTiếng gà trưaỔ rơm hồng

Bài tập 6. Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và trả lời các câu hỏi:Trên đường hành quân...

Câu hỏi:

Bài tập 6. Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và trả lời các câu hỏi:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục... cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

[...] Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm,

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

 Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh chúc bầu

Di qua nghe sot soat.

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

2-7-1965 

(Xuân Quỳnh, Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, Hà Nội, 1968, tr. 5 – 7)

1. Nêu một số đặc điểm hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, cách gieo vần, ngắt nhịp.

2. Tiếng gà trưa là một bài thơ có yếu tố tự sự. Em hãy cho biết ai là người kể chuyện và nội dung câu chuyện được kể là gì. Vẽ sơ đồ theo mẫu sau vào vở và điền vào sơ đồ những sự việc chính trong câu chuyện:

3. Hình ảnh đàn gà của bà trong kí ức của cháu được miêu tả như thế nào?

4. Tiếng gà trưa gợi người cháu nhớ về tuổi thơ được bà yêu thương. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bà dành cho người cháu.

5. Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

6. Chỉ ra những nét tương đồng giữa hình ảnh người cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa và hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Đăng Dung
1. Cách làm:
- Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
- Đọc lại các câu hỏi và tìm các thông tin liên quan trong bài thơ.
- Sắp xếp thông tin theo từng câu hỏi và trả lời một cách logic và chi tiết.

2. Câu trả lời:
1.
- Số tiếng trong mỗi câu: 3, 5
- Số dòng trong mỗi khổ: 3, 4, 5
- Cách gieo vần: vần chân
- Ngắt nhịp: 2/3, 1/4, 3/2

2.
- Tác giả là người kể chuyện: người cháu.
- Nội dung: Nỗi nhớ ùa về khi người lính bắt gặp hình ảnh quen thuộc mà người bà hay làm bên đàn gà, hay công việc quen thuộc. Bên cạnh đó tác giả cũng bày tỏ lòng yêu thương, nhớ nhung với người bà của mình.
- Sơ đồ sự việc chính: bắt gặp hình ảnh tiếng gà => nhớ về người bà với những hình ảnh quen thuộc => lời hứa hẹn sẽ chiến đấu hết sức mình để dành chiến thắng để trở về với bà cùng làm những công việc quen thuộc.

3. Hình ảnh đàn gà của người bà hiện lên trong kí ức của người cháu đó chính là: "Tiếng gà trưa.... Lông óng như màu nắng".

4. Tình cảm của người bà dành chơ người cháu đó chính là: sự yêu thương, chăm sóc, lo lắng, nhớ nhung, người bà luôn muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho người cháu.

5. Biện pháp tu từ điệp ngữ: vì => Tác dụng: nhấn mạnh nguyên nhân người cháu quyết tâm ra đi chiến đấu đó chính là vì tình yêu đất nước thương yêu bà và cả những gì gần gũi nhất.

6. Nét tương đồng: Người con, hay người cháu trong cả 2 bài thơ đều muốn nói về tình cảm dành cho những người thương yêu của mình, và bê cạnh đó là tình yêu quê hương, yêu tổ quốc.
Bình luận (5)

Trần Lê Thị Kim Tiến

5. Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ để tôn vinh tình yêu đất nước, tình yêu thương gia đình cũng như tình cảm đặc biệt dành cho bà và tuổi thơ đẹp của người cháu.

Trả lời.

Ngọc Linh Vũ

4. Tình cảm của bà dành cho người cháu được thể hiện qua việc dành tình yêu và sự quan tâm cho cháu, mong muốn mang lại hạnh phúc cho cháu qua việc bán gà để cháu có quần áo mới.

Trả lời.

lê phương vy

3. Hình ảnh đàn gà của bà trong kí ức của cháu được miêu tả như một hình ảnh hạnh phúc, tràn đầy yêu thương và sự chăm sóc từ bà.

Trả lời.

Hiển Đặng Đình

2. Trong bài thơ, người kể chuyện là người cháu. Nội dung chuyện kể về kí ức về tiếng gà trưa và tình cảm yêu thương của bà dành cho người cháu.

Trả lời.

Gia Huy 9/2

1. Đặc điểm hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa: Mỗi dòng thơ có 4 tiếng, mỗi khổ gồm nhiều dòng thơ, cách gieo vần có sự xen kẽ giữa các dòng thơ, ngắt nhịp linh hoạt.

Trả lời.
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.19293 sec| 2186.836 kb