Bài tập 5.Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 10, tập...

Câu hỏi:

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 10, tập một (tr. 83), đoạn từ“Tôi rất ghét cái định kiến quái gở” đến “đổi bát mồi hôi lấy từng hạt chữ" và trả lời các câu hỏi:

1. Đoạn trích cho biết quan điểm của tác giả về vấn đề gì?

2. Xác định luận điểm chính của đoạn trích và chỉ ra nét độc đáo trong cách nếu luận điểm của tác giả.

3. Theo bạn, vì sao tác giả ghét cái định kiến cho rằng “các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”?

4. Nếu dự đoán về những lí lẽ mà người đọc có thể đưa ra để phản bác ý kiến của tác giả. Về phần mình, bạn muốn đối thoại với tác giả ở điểm nào? 5. Phân tích nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong câu cuối của đoạn trích.

5. Phân tích nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong câu cuối đoạn trích. 

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Văn Việt
1. Đoạn trích thể hiện quan điểm của tác giả về sự công phu, nhọc nhằn của hoạt động sáng tạo thơ (hay lao động thơ).
2. Luận điểm chính của đoạn trích là bày tỏ sự đồng cảm trước những nhà thơ lầm lũi trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ. Điểm độc đáo trong cách nếu luận điểm của tác giả là việc bày tỏ thái độ không đồng tình với định kiến, sau đó giải thích lí do và cuối cùng nêu lên luận điểm chính mà bản thân bàn tới.
3. Tác giả ghét cái định kiến vì nó là định kiến thiển cận, không khách quan. Định kiến này có thể ru ngủ nhà thơ, khiến họ cam chịu trước điều vẫn được cho là “định mệnh”, không muốn vượt lên với nỗ lực cao nhất.
4. Ý kiến đã nêu của tác giả đi ngược với quan niệm của nhiều người, cũng là đi ngược với một nhận thức phổ biến lâu nay, đặc biệt là trong thời đại thơ lãng mạn đang phát triển. Có thể có nhiều lí lẽ phản bác ý kiến của tác giả. Phần mình muốn đối thoại với tác giả về việc những nhà thơ sớm tàn lụi không nhất thiết chỉ do định kiến mà còn có nhiều yếu tố khác.
5. Trong câu cuối đoạn trích, tác giả sử dụng phép ẩn dụ để biểu đạt sự nhọc nhằn, công phu trong việc sáng tạo chữ viết: "Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ". Điều này giúp người đọc hiểu được mức độ lao động và tâm huyết mà nhà thơ phải bỏ ra để sáng tạo ra từng bài thơ.
Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.11485 sec| 2172.43 kb