Bài tập 4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:Ai xui ta nhớ Hàm RồngMuốn trông chẳng thấy cho...
Bài tập 4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ai xui ta nhớ Hàm Rồng
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây.
Từ ta trở lại Sơn Tây
Con đường Nam, Bắc ít ngày vãng lai.
Sơn cầu còn đỏ chưa phai?
Non xanh còn đối sông dài còn sâu?
Còn thuyền đánh cá buông câu?
Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa
Lấy ai viếng cảnh bây giờ
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!
Ước sao sông cứ còn sâu
Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh,
(Tân Đà, trích Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng, trong Tuyển tập Tân Đà, NXG Văn học, Hà Nội, 1966, tr 231 - 232)
1. Bài thơ viết về cảnh đẹp nào của đất nước? Hãy chỉ ra những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó.
2. Tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ đầu: Ai xui ta nhớ Hàm Rồng/ Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây?
3.. Việc tác giả sử dụng các câu hỏi nối tiếp kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ đã thể hiện điều gì?
4. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh?
5.. Qua đoạn thơ, em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả?
6. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Lấy ai viếng cảnh bây giờ
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!
- Bài tập 1. Đọc lại Chùm ca dao về quê hương đất nước trong sách giáo khoa (SGK) (tr. 90 ~ 91) và...
- Bài tập 2. Đọc lại bài thơ Hành trình của bầy ong trong sách giáo khoa (SGK) (tr. 106 - 107) và trả...
- Bài tập 3. Đọc lại bài thơ Chuyện cổ nước mình (từ Tôi yêu chuyện cổ nước tôi đến Sẽ thành khúc gỗ...
- Bài tập 5. Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu...
Ý nghĩa của hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu, Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh thể hiện mong muốn của tác giả về sự bền vững, vẹn toàn và tươi đẹp của vẻ đẹp tự nhiên, cảnh đẹp quê hương không bị thay đổi hay phai nhạt.
Việc tác giả sử dụng các câu hỏi nối tiếp kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ thể hiện sự tò mò, khao khát và hy vọng của tác giả về việc cảnh đẹp vẫn giữ được nguyên vẹn và khắc sâu trong ký ức.
Tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua hai dòng thơ đầu khi nhớ về cảnh đẹp của Hàm Rồng, nhưng không thể trông thấy nên lòng khôn khuây, đó là tình cảm tiếc nuối và nhung nhớ.
Bài thơ viết về cảnh đẹp của cầu Hàm Rồng ở Sơn Tây. Tác giả miêu tả cảnh sông còn sâu, non xanh đối sông dài còn sâu, thuyền đánh cá buông câu, xe lửa chạy trên cầu như xưa.