2. Nghe thầy cô kể câu chuyện Lý Tự Trọng (2-3 lần)3.Dựa vào các tranh và lời thuyết minh...

Câu hỏi:

2. Nghe thầy cô kể câu chuyện Lý Tự Trọng (2-3 lần)

3. Dựa vào các tranh và lời thuyết minh dưới tranh, mỗi em kể lại một đoạn câu chuyện

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Hồng Ánh
Cách làm:
1. Nghe thầy cô kể chuyện về Lý Tự Trọng cẩn thận, chú ý lắng nghe và hiểu rõ nội dung của câu chuyện.
2. Dựa vào các tranh và lời thuyết minh dưới tranh, mỗi em kể lại một đoạn câu chuyện theo trình tự từ đầu đến cuối.

Câu trả lời:
Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh là một thiếu niên thông minh, sáng dạ, hiếu học lại có lòng yêu nước vô cùng lớn. Chính vì thế khi anh được tổ chức cách mạng giác ngộ, anh được cử đi học tập ở nước ngoài.
Sau khi học tập ở nước ngoài trở về nước, Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ vận chuyển nhận tài liệu liên lạc của Đảng và các nước bạn bè ở bến tàu. Anh làm công việc khuôn vác nặng nhọc để che mắt quân địch. Anh rất nhanh trí và gan dạ. Mấy lần bị bại lộ, bị lũ giặc đuổi bắt, anh đã rất bình tĩnh thông minh thoát hiểm. Có lần anh bị bọn giặc phát hiện khi đang chuyển tài liệu, anh không chần chừ nhảy ngay xuống biển lặn qua gầm tàu trốn thoát.
Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì bị tên mật thám Pháp bắt. Anh đã không ngần ngài nổ súng bắt chết tên mật thám để cứu đồng đội của mình. Thế nhưng không may lần đó anh bị quân địch bắt. Khi bị bắt, mặc dù bị chúng tra tấn dã man nhưng anh vẫn quyết trung thành với Đảng với đất nước quyết không hé lộ tin chút tin tức gì.
Trước tòa án của bọn thực dân, anh đã không hề sợ sệt nói to khẳng định lí tưởng Cách mạng của mình. Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Tổ quốc. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi đời.
Bình luận (5)

Em của chị bi Kiệt Trần

Hoạt động này không chỉ giúp học sinh học được kinh nghiệm sống từ câu chuyện của Lý Tự Trọng mà còn rèn luyện kỹ năng tư duy, khả năng tổ chức thông tin và biện pháp trình bày sáng tạo.

Trả lời.

Lê Huyền

Thực hành kể lại câu chuyện cũng giúp học sinh phát triển khả năng diễn đạt, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và mạch lạc.

Trả lời.

Hồng Nghi

Việc kể lại đoạn câu chuyện giúp học sinh hiểu sâu hơn về nhân vật Lý Tự Trọng, các tình huống mà anh đã đối diện và cách anh đã từng bước vượt qua khó khăn để bảo vệ lý tưởng.

Trả lời.

Phương Minh

Học sinh dựa vào các tranh và lời thuyết minh dưới tranh để kể lại một đoạn câu chuyện về Lý Tự Trọng, nhằm rèn kỹ năng tóm tắt, trình bày câu chuyện một cách ngắn gọn và súc tích.

Trả lời.

Nguyễn Thành Tài

Thầy cô kể câu chuyện về Lý Tự Trọng ít nhất 2-3 lần để học sinh hiểu rõ về tinh thần gan dạ, không sợ khó khăn của chàng học sinh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Trả lời.
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.12922 sec| 2203.008 kb