Giải bài tập tiếng việt lớp 4 kết nối tri thức bài 9 Bầu trời trong quả trứng
Giải bài tập tiếng việt lớp 4: Bầu trời trong quả trứng
Trong sách Giải bài tập tiếng việt lớp 4 kết nối tri thức bài 9, đề cập đến bài tập "Bầu trời trong quả trứng". Đây là một trong những bài tập giúp học sinh hiểu rõ về kiến thức và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng việt.
Bài tập này cung cấp phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi. Mục tiêu là giúp học sinh nắm vững kiến thức, hiểu rõ bài học và áp dụng vào thực tế.
Hy vọng rằng, thông qua việc giải bài tập này, các em học sinh sẽ phát triển khả năng làm việc độc lập, tư duy logic và cải thiện kỹ năng tiếng việt của mình. Chúc các em thành công trong việc học tập và rèn luyện kiến thức.
Bài tập và hướng dẫn giải
ĐỌC
Bài đọc: Bầu trời trong quả trứng - Xuân Quỳnh
(sách giáo khoa (SGK) tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bài 9)
Câu 1: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng?
Câu 2: Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài có gì khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng?
Câu 3: Theo em, gà con thích cuộc sống nào hơn? Vì sao?
Câu 4: Đóng vai gà con, kể tiếp những vui buồn của mình kể từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng tượng của em.
Câu 5: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua bài thơ? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Mỗi chặng đường của cuộc sống có những điều thú vị riêng.
B. Ai cũng sẽ khôn lớn, trưởng thành theo thời gian.
C. Cuộc sống có vô vàn điều bất ngờ ở phía trước.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Động từ
Câu 1: Tìm từ chỉ hoạt động thích hợp với người và vật trong tranh.
Câu 2: Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây có điểm gì chung?
Trời xanh mà tôi yêu
Trời xanh ấy mang theo
Cả nỗi lo nỗi sợ.
Tôi lo bão lo gió
Tôi sợ cắt sợ diều
Thoáng bóng nó nơi nào
Tôi nấp ngay cánh mẹ...
(Xuân Quỳnh)
* Ghi nhớ: Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Câu 3: Tìm động từ trong các câu tục ngữ dưới đây:
a. Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
b.Thương người như thể thương thân.
c. Uống nước nhớ nguồn.
d. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Câu 4: Dựa vào tranh ở bài 1, đặt câu có chứa 1 - 2 động từ.
VIẾT
Tìm hiểu cách viết bài văn thuật lại một sự việc
Câu 1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp.
Trước giờ sinh hoạt bạn Minh "họa sĩ" của lớp tôi viết lên bảng dòng chữ: Chung tay xây dựng thư viện lớp 4B. Bạn còn vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh: chú gà con trong bài thơ "Bầu trời trong quả trứng" đội trên đầu một mảnh vỏ trứng nhỏ, chú dế mèn bước ra từ cuốn truyện "Dế Mền phiêu lưu kí", những cuốn sách mở rộng như sải cánh bay. Bàn chủ tọa được các bạn nữ phủ khăn trải bàn và đặt lọ hoa nhiều màu rực rỡ.
Trống báo giờ sinh hoạt lớp vang lên. Các bạn ai nấy ngồi vào vị trí của mình. Đầu tiên, cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Cô nói với chúng tôi về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách. Nếu trong lớp có thư viện thì cả lớp sẽ cùng nhau đọc sách, trao đổi, chia sẻ về những điều thú vị mình đọc được.
Tiếp theo ý kiến của cô chủ nhiệm, bạn lớp trưởng phát động phong trào Chung tay xây dựng thư viện lớp. Các bạn hào hứng thảo luận, đề xuất các hình thức ủng hộ, đóng góp sách báo, truyện,.. Trong lớp vang lên những tiếng "Đồng ý", “Nhất trí",... Cô giáo nhắc cả lớp đây là việc là tự nguyện, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít.
Sau thời gian thảo luận, bạn lớp phó thông bảo từ ngày mai các bạn bắt đầu quyên góp. Các tổ trưởng sẽ ghi tên sách theo tổ, sau đó tập hợp và xếp sách vào tủ sách của lớp.
Buổi sinh hoạt lớp kết thúc. Cô giáo và lớp tôi vui lắm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tha hồ đọc sách, đọc truyện ngay tại lớp mình.
(Anh Nguyên)
a. Bài văn trên có mấy phần? Đó là những phần nào?
b. Phần mở bài giới thiệu những gì?
c. Phần thân bài gồm mấy đoạn? Ÿ chính của mỗi đoạn là gì?
d. Nêu những hoạt động được thuật lại ở thân bài theo đúng trình tự.
e. Những từ ngữ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự ?
g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ gì về kết quả của hoạt động?
Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
- Bố cục của bài viết (mở bài, thân bài, kết bài)
- Cách sắp xếp các hoạt động
- Cách bộc lộ suy nghĩ cảm xúc về sự việc
Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt của lớp em