Notice: Undefined variable: data_gr in /home/kinhthu1/domains/kinhthu.com/public_html/modules/products/views/product_sv/default.php on line 37

Notice: Trying to get property 'name' of non-object in /home/kinhthu1/domains/kinhthu.com/public_html/modules/products/views/product_sv/default.php on line 37

Soạn bài Phiếu học tập số 2

67 lượt xem

Mời thí sinh CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới Mở ứng dụng Shopee để tiếp tục làm bài thi
https://s.shopee.vn/AKN2JyAJAw
kinhthu.com và đội ngũ nhân viên xin chân thành cảm ơn!

Soạn bài Phiếu học tập số 2 phổ thông nhất

Trả lời câu hỏi 1
Câu 1 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện mối quan hệ giữa vấn đề đặt ra và các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được tác giả trình bày trong văn bản

Trả lời

Trả lời câu hỏi 1

Vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện mối quan hệ giữa vấn đề đặt ra và các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được tác giả trình bày trong văn bản

>

Em đọc văn bản và tìm những ý chính để hoàn thiện sơ đồ

>

Khi thất bại: → Người thành công tìm lý do ở mình/ Người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh → Thay đổi các sai lầm/ Không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân → Mạnh mẽ, không ngừng phát triển bản thân/không thay đổi được kết quả → Thành công/ không thể phát triển bản thân trở lên tốt hơn.

Trả lời câu hỏi 2
Câu 2 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2) Phân tích cách triển khai, củng cố lí lẽ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn 3 của văn bản

Trả lời

Trả lời câu hỏi 2

>

Phân tích cách triển khai, củng cố lí lẽ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn 3 của văn bản

>

Em đọc đoạn 3 và nhận xét về cách triển khai của tác giả

>

- Cách triển khai lí lẽ của tác giả trong 3 đoạn văn giàu sức thuyết phục, mạch lạc, rõ ràng, có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.

+ Đoạn 1, tác giả nói về sự khác biệt khi đối mặt với thất bại của người thành công và người thất bại.

+ Đoạn 2, tác giả cho rằng tự chịu trách nhiệm là việc ý thức được hệ quả ngày hôm nay là do những lựa chọn và hành động của bản thân trong quá khứ.

+ Đoạn 3, tác giả cho rằng khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân và cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình.

Trả lời câu hỏi 3
Câu 3 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu suy nghĩ của em về nhận định sau đây của tác giả: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn”

Trả lời

Trả lời câu hỏi 3

Nêu suy nghĩ của em về nhận định sau đây của tác giả: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn”

>

Em đọc nhận định và nêu suy nghĩ của bản thân

>

Tác giả cho rằng: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Thật đúng như vậy mỗi con người khi sinh ra đều không hoàn hảo, đều sẽ mắc những sai lầm trên chặng đường đời. Nếu như chúng ta là một con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình thì ta sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, những sai lầm đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu cho ta trưởng thành và khắc phục.. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc mà sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công.

Trả lời câu hỏi 4
Câu 4 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đọc thành ngữ, tục ngữ sau: - Cắn răng chịu đựng - Dám làm dám chịu - Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương - Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người Cho biết thành ngữ, tục ngữ nào có nội dung liên quan một phần tới thông điệp được nêu trong văn bản. Vì sao em xác định như vậy?

Trả lời

Trả lời câu hỏi 4

Đọc thành ngữ, tục ngữ sau:

- Cắn răng chịu đựng

- Dám làm dám chịu

- Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương

- Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người

Cho biết thành ngữ, tục ngữ nào có nội dung liên quan một phần tới thông điệp được nêu trong văn bản. Vì sao em xác định như vậy?

>

Em đọc các câu tục ngữ và văn bản để nêu suy nghĩ của bản thân

>

- Các câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến thông điệp của văn bản:

+ Dám làm dám chịu

+ Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương

+ Chân mình thì lấm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người.

- Các câu tục ngữ liên quan đến văn bản vì cả 3 câu đều chung một thông điệp về việc bản thân mình làm gì thì cũng phải chịu trách nhiệm với hành động của mình:

+ Dám làm dám chịu: khi đã làm việc gì đó, dù hệ quả có thế nào đi chăng nữa thì cũng dám gánh vác trách nhiệm đối với việc mình làm;

+ Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương: nói đến việc tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm và không oán thán, trách cứ ai;

+ Chân mình thì lấm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người: điển hình của một người không dám chịu trách nhiệm với những hành vi, việc làm của mình, chỉ đi kiếm tìm, chỉ trích lỗi lầm của người khác.

Trả lời câu hỏi 5
Câu 5 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Cầu tiến, vị thế, viện dẫn là ba trong nhiều từ được dùng trong văn bản có các yếu tố Hán Việt thông dụng. Nêu cách hiểu của em về nghĩa của những yếu tố Hán Việt tạo nên các từ đó và giải thích nghĩa của từng từ.

Trả lời

Trả lời câu hỏi 5

Cầu tiến, vị thế, viện dẫn là ba trong nhiều từ được dùng trong văn bản có các yếu tố Hán Việt thông dụng. Nêu cách hiểu của em về nghĩa của những yếu tố Hán Việt tạo nên các từ đó và giải thích nghĩa của từng từ.

>

Em nhớ lại cách giải nghĩa từ Hán Việt đã học để trả lời câu hỏi

>

- Cầu tiến: cầu mong sự tiến bộ.

+ Cầu: Cầu xin, mong cầu, sở cầu…: Nguyện vọng của một con người

+ Tiến: Tiến bộ, tiến lên,… : chỉ sự phát triển, tăng tiến.

- Vị thế:địa vị, vị trí đang đứng của một người nào đó.

+ Vị: Vị trí, địa vị, danh vị, chức vị,...: Vị trí trong xã hội hoặc địa điểm cụ thể

+ Thế: Địa thế, trận thế, trần thế,.... hoàn cảnh hay vị trí tạo thành điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho con người.

- Viện dẫn: dẫn chứng sự việc, sự vật này để chứng minh cho một sự việc nào đó

+ Viện: Viện cớ, viện trợ,...: nhờ đến sự giúp sức

+ Dẫn: Dẫn chứng, dẫn giải, chỉ dẫn,....: nhờ sự “dẫn” mà đi đến một nơi khác, kết quả khác.

0.34204 sec| 2547.508 kb