Soạn bài 1 Đọc Sang thu
Câu hỏi đưa ra cảm nhận của học sinh về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa, khuyến khích các em tìm hiểu và chia sẻ suy nghĩ của mình. Câu hỏi tiếp theo giúp học sinh hình dung hình ảnh "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu", cũng như phân tích điểm chung của các từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần.
Bằng cách này, sách giáo khoa giúp học sinh tận dụng và phát triển khả năng phân tích, suy luận và mở rộng tư duy của mình thông qua việc đọc và hiểu nội dung văn học. Qua đó, việc học văn không chỉ là việc học kiến thức mà còn là việc rèn luyện tư duy logic và sự nhạy bén với văn học.
Bài tập và hướng dẫn giải
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu hỏi 1: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?
Câu hỏi 2: Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn nhà thơ?
Câu hỏi 3: Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bàu thơ Sang thu có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung văn bản?
Câu hỏi 4: Theo em, chủ đề của bài thơ Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
Câu hỏi 5: Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa Thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì Sao?
Câu hỏi 6: Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
Câu hỏi 7: Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích sự lựa chọn của em.
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG
Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Sang thu?
Câu hỏi 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Sang thu
Câu hỏi 3. Phân tích bài thơ Sang thu
Câu hỏi 4. Có ý kiến cho rằng: "Bài thơ khép lại với hình ảnh "sấm" và "hàng cây" vừa có tính tả thực, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy tư thâm trầm". Em có đồng ý với nhận định này không? Em hãy phân tích các tầng nghĩa của hình ảnh "sấm" và "hàng cây" trong bài thơ Sang Thu (Hữu Thỉnh).
Câu hỏi 5. Sự chuyển biến trong không gian lúc đất trời sang thu được tác giả cảm nhận thông qua những giác quan nào. Thời khắc đó thể hiện như thế nào thông qua những cảm nhận tinh tế của tác giả?
Câu hỏi 6. Nếu được chọn một hình ảnh miêu tả tinh tế và tài tình khoảnh khắc đất trời chuyển mình sang thu thì em sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao?
Câu hỏi 7. Theo em, từ “bỗng” trong hai đòng thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se” có thể được thay bằng từ “đã” không? Vì sao?