Phần luyện từ và câuCâu 1: Gạch dưới các sự vật được nhân hoá trong đoạn vè, đoạn thơ dưới đây và...
Câu hỏi:
Phần luyện từ và câu
Câu 1: Gạch dưới các sự vật được nhân hoá trong đoạn vè, đoạn thơ dưới đây và cho biết mỗi sự vật được nhân hoá bằng cách nào?
a. Hay nhặt lân la
Là bà chim sẻ
Có tình có nghĩa
Là mẹ chim sâu
Giục hè đến mau
Là cô tu hú
Nhấp nhem buồn ngủ
Là bác cú mèo…
Vè dân gian
b. Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: -“Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”
Phạm Hổ
Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Thị Giang
Cách làm:Bước 1: Đọc kỹ đoạn vè, đoạn thơ để xác định các sự vật được nhân hoá và phương pháp nhân hoá của mỗi sự vật.Bước 2: Tìm các từ ngữ gợi người trong đoạn văn để xác định các sự vật được nhân hoá bằng cách gọi người.Bước 3: Tìm các từ chỉ quan hệ, đặc điểm, hoạt động của người trong đoạn văn để xác định cách nhân hoá của các sự vật.Câu trả lời:Sự vật được nhân hoá Cách nhân hoáChim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo Dùng từ ngữ gọi người để gọi vậtMặt trời, bò Dùng từ chỉ quan hệ, chỉ đặc điểm, hoạt động của người.
Câu hỏi liên quan:
- Câu 2: Em thích hình ảnh nhân hoá nào ở bài tập 1? Vì sao?
- Câu 3: Sử dụng biện pháp nhân hoá, viết tiếp lời nói vào chỗ trốngSáng sớm, tôi ra vườn. Những bông...
- Câu 4: Sử dụng biện pháp nhân hoá, viết 3 -4 câu ghi lại lời tự giới thiệu của một đồ vật dựa vào...
- Phần viếtHoàn thành sơ đồ tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với người gần gũi,...
Sự vật được nhân hoá trong đoạn thơ thứ hai là bò, được nhân hoá bằng cách gán khả năng nhận biết và kỹ năng giao tiếp của con người vào đó.
Sự vật được nhân hoá trong đoạn vè thứ hai là mặt trời, được nhân hoá bằng cách gán khả năng nghĩ, cảm nhận và sự nhận biết vào nó.
Sự vật được nhân hoá trong vè dân gian là cô tu hú, được nhân hoá bằng cách gán tính cách và hình ảnh của một người phụ nữ tán tỉnh vào đó.
Sự vật được nhân hoá trong đoạn thơ đầu tiên là mẹ chim sâu, được nhân hoá bằng cách gán tình yêu và quan tâm của mẹ vào đó.
Sự vật được nhân hoá trong đoạn vè đầu tiên là bà chim sẻ, được nhân hoá bằng cách gán tình cảm và nghĩa lý con người vào đó.