I. Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian1. Đọc ngữ liệu tham khảo, tìm hiểu cách...

Câu hỏi:

I. Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian

1. Đọc ngữ liệu tham khảo, tìm hiểu cách viết báo cáo 

Câu hỏi 1 : Trả lời câu hỏi 

  • Bài báo cáo nghiên cứu về vấn đề gì? Câu hói nghiên cứu là gì?
  • Tóm tắt ý chính của bài báo cáo. Từ đó, bạn hãy nhận xét về bố cục của bài báo cáo.
  • Nội dung chính của phần Tóm tắt và Kết luận là gì?
  • Bài báo cáo đã sử dụng hai thao tác nghiên cứu là thao tác tổng hợp lí thuyết; thao tác phân tích và tổng hợp. Hai thao tác này được thể hiện như thế nào trong bài báo cáo trên?
  • Bạn hãy nhận xét về cách sử đụng cước chú và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong bài báo cáo trên.
  • Từ bài báo cáo, bạn hãy nêu cú pháp trình bày và cách thức sắp xếp tài liệu tham khảo.
Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Đăng Đạt
Cách trình bày nội dung câu hỏi nghiên cứu trong bài báo cáo nghiên cứu văn học dân gian như sau:

1. Tóm tắt ý chính của bài báo cáo:

Bài báo cáo nghiên cứu về các phương thức biểu đạt trong câu đố và hát đố dân gian về tự nhiên của các dân tộc miền núi phía Bắc. Nội dung chính bao gồm khái niệm về câu đố dân gian, hát đố dân gian, phương thức biểu đạt của họ; ý nghĩa của việc tìm hiểu phương thức biểu đạt của câu đố và hát đố dân gian về tự nhiên của một số dân tộc miền núi phía Bắc.

2. Bố cục của bài báo cáo:

- Phần Tóm tắt: Bối cảnh, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
- Phần Nội dung: Tóm tắt về khái niệm câu đố dân gian, hát đố dân gian, phương thức biểu đạt; phân tích và tổng hợp các câu đố và hát đố của các dân tộc miền núi phía Bắc.
- Phần Kết luận: Khái quát kết quả nghiên cứu, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu ở đầu bài.

3. Hai phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Tổng hợp khái niệm và ý nghĩa phương thức biểu đạt của câu đố và hát đố dân gian phía Bắc.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các câu đố và hát đố dân gian của dân tộc miền núi phía Bắc để đánh giá giá trị biểu đạt và thẩm mỹ.

4. Sử dụng cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ:

- Các cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng để bổ sung thông tin và rõ ràng hóa nội dung kết quả nghiên cứu.

5. Sắp xếp tài liệu tham khảo:

- Tài liệu tham khảo sắp xếp theo trình tự ABC theo tên tác giả, và cú pháp trình bày chuẩn xác (Tên tác giả (năm xuất bản), Tên Sách, NXB, Nơi xuất bản).
Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.23732 sec| 2158.117 kb