Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Thủy triều, nước biển lên và xuống, là một hệ quả của...

Câu hỏi:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Thủy triều, nước biển lên và xuống, là một hệ quả của chút hấp dẫn của Mặt Trăng lên Trái Đất. Vệ tinh của chúng ta, bề ngoài có về như yếu ớt, mỏng manh trong màn đêm, nhưng thực tế đã làm dâng lên một lượng nước khổng lồ của các đo đương, làm cho nước tràn lên bãi biển và xóa tan các lâu đài cát của trẻ nhỏ. Chẳng hạn, thuỷ triều lên cao ở nơi Trái Đất gần Mặt Trăng nhất, vì lực hút hấp dẫn của Mặt Trăng ở đó là mạnh nhất: cường độ của lực hấp dẫn càng cao nếu khoảng cách càng ngắn. Ở đó nước biển được Mặt Trăng nâng lên. Nhưng, một điều tưởng như rất nghịch lí là, thuỷ triều cũng dâng cao tại nơi đối diện trực tiếp, ở phía bên kia của địa cầu [...] trong vùng Trái Đất xa vệ tinh của chúng ta nhất. Sở đi như vậy là do Mặt Trăng hút các đại dương ở vị trí xa này yếu hơn là hút Trái Đất trong tổng thể của nó.

(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, theo Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2012, tr. 392 – 393)

Câu 1. Theo em, có thể đặt nhan đề cho đoạn trích như thế nào?

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Văn Việt
Câu trả lời:

Có thể đặt nhan đề cho đoạn trích là: "Thủy triều - Sức hút bí ẩn của Mặt Trăng". Đây là một nhan đề phản ánh chính xác và súc tích về nội dung của đoạn trích, với việc tập trung vào hiện tượng thủy triều và tác động của Mặt Trăng đến nó.
Bình luận (5)

chohuy

Sự đan xen giữa lực hút của Mặt Trăng và diễn biến của thuỷ triều trên Trái Đất.

Trả lời.

Vinh Quốc

Ảnh hưởng của Mặt Trăng đối với các lâu đài cát trẻ nhỏ trên bãi biển.

Trả lời.

Bảo Chi Đặng Ngọc

Mối quan hệ giữa Mặt Trăng và việc dâng cao của nước biển.

Trả lời.

Anne Almira

Thuỷ triều và sự biến đổi của đại dương do sức hút của Mặt Trăng.

Trả lời.

Em Anh

Hệ quả của lực hút hấp dẫn của Mặt Trăng lên đất đai.

Trả lời.
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06314 sec| 2292.539 kb