Câu hỏi vận dụng:Hãy tìm hiểu và trình bày về quy trình nhân giống hoặc tạo giống một loài...
Câu hỏi vận dụng: Hãy tìm hiểu và trình bày về quy trình nhân giống hoặc tạo giống một loài thực vật bằng công nghệ tế bào đã được tiến hành thành công. Đánh giá vai trò thực tiễn của việc nhân giống hoặc tạo giống loài thực vật đó.
- Đối tượng: Loài thực vật được nhân giống hoặc tạo giống (cây lương thực, cây dược liệu,...).
- Vai trò của loài thực vật đó đối với con người (cho biết tại sao phải nhân giống hoặc tạo giống loài thực vật).
- Quy trình nhân giống hoặc tạo giống, sản phẩm tạo thành có đặc điểm gì.
- Đánh giá vai trò thực tiễn của việc nhân giống hoặc tạo giống loài thực vật đó (hiệu quả mang lại, chi phí sản xuất,...).
Quy trình nhân giống hoa lan Hồ điệp bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào
1.Vào mẫu tạo nguyên liệu khởi đầu
- Vào mẫu từ ngồng hoa: Ngồng hoa còn non (chưa nở hoa) có chứa mắt ngủ được lấy để vào mẫu. Rửa sạch mẫu dưới vòi nước chảy, dùng dao sắc cắt mẫu thành từng đoạn, mỗi đoạn chứa 1 mắt ngủ. Tráng lại bằng nước cất rồi đưa vào khử trùng ở Box cấy vô trùng.
- Tiến hành khử trùng mẫu lần 1 bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong thời gian 5 phút, tráng lại 4-5 lần bằng nước cất vô trùng, bóc bỏ phần lá bao bên ngoài để lộ ra mắt ngủ rồi khử trùng tiếp lần 2 cũng bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong thời gian 1 phút.
- Rửa sạch mẫu, cắt bỏ phần mẫu bị tổn thương do hoá chất khử trùng gây rồi dùng panh cấy các mẫu vào môi trường đã chuẩn bị sẵn, mỗi mẫu 1 bình.
Môi trường vào mẫu: VW+ 100 ml ND + 10g Đường + 2mg/lBA +0,3 mg/lKi
2. Nhân nhanh và tạo cây hoàn chỉnh
- Nhân nhanh sau 5-7 ngày bắt đầu nảy mầm, sau 20 ngày bắt đầu hình thành thể tiền chồi (PLBs: Protocorm Like Bodies). Sau 1,5 tháng được cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh:
Định kỳ 2 tháng cấy chuyển một lần. Sau 4-5 vòng cấy chuyển trên môi trường nhân nhanh sẽ tạo thành cây hoàn chỉnh với 4-5 lá, trọng lượng cây ≥3 gram đủ tiêu chuẩn ra ngôi trồng ngoài vườn ươm.
3. Ra ngôi chăm sóc cây ngoài vườn ươm
- Tiêu chuẩn cây ra ngôi: Cây có đủ thân lá, rễ, không bị nấm bệnh, trọng lượng tươi ≥ 3 g/cây.
- Huấn luyện cây trước khi ra ngôi bằng cách mở nút bình từ 90-120 phút vào buổi sáng trong điều kiện môi trường vườn ươm là tốt nhất.
- Cây con lấy ra khỏi bình được rửa sạch, xử lý thuốc trừ nấm Ridomil (nồng độ 3 g/lít) trong khoảng 3 phút
- Giá thể là rêu khô (dớn) được xử lý bằng chế phẩm EM, nồng độ 1ml/lít nước ngâm 30 phút, sau đó vắt sạch.
- Trồng cây vào giá thể trong bầu có đường kính 5 cm lưu ý quấn giá thể quanh gốc cây đảm bảo chặt và sau đó đưa cây vào bầu.
- Đặt cây trên khay, loại khay có 4 rãnh, chiều ngang rãnh 5 cm
- Che lưới đen cho cây đảm bảo cường độ ánh sáng 3000 - 4000lux
- Nhiệt độ: 25 – 31 oC, ẩm độ không khí 65-85%
- Tưới nước và dinh dưỡng: Trong 15 ngày đầu chỉ tưới nước, phun nhẹ trên lá bằng vòi phun tay, giữ ẩm cho giá thể. Sau 15 ngày, phun cho cây bằng chế phẩm Vitamin B1, nồng độ 50ml/100 lít, định kỳ phun 7 ngày/lần. Sau khi cây được 1 tháng, tưới cho cây bằng phân NPK với tỷ lệ 30:20:10 với nồng độ 40g/100 lít nước, định kỳ tưới 7 ngày/lần.
- Những ngày không phun, tưới dinh dưỡng phải chú ý giữ ẩm cho cây, thông thường 2-3 ngày tưới 1 lần bằng vòi phun tay.
- Sau 6 tháng thì có thể sang bầu 8,3 cm.
Ý nghĩa: Việc nhân giống nhanh Lan hồ điệp giúp người nông dân tiết kiệm thời gian, kinh phí sản xuất, có thể cung cấp số lượng giống ra thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- KHỞI ĐỘNGCâu hỏi:Hiện nay nhiều loài cây dược liệu (sâm vũ diệp, sâm đương quy, sâm Việt Nam...
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCI. CÁC GIAI ĐOẠN CHUNG CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT1. Giai đoạn 1:...
- Câu hỏi 2.Cần lưu ý điều gì khi chuẩn bị thiết bị, dụng cụ nuôi cấy mô tế bào?
- 2. Giai đoạn 2: Nuôi cấyCâu hỏi 3.Trong các kĩ thuật nuôi cấy mô, kĩ thuật nào tạo được giống...
- 3. Giai đoạn 3: Thu nhận sản phẩmCâu hỏi 4.Có thể thu được những sản phẩm gì khi nuôi cấy mô...
- II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT1. Nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitroCâu hỏi 5.Tại...
- Câu hỏi 6.Nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro có những ưu điểm và hạn chế gì?
- 2. Nuôi cấy hạt phấnCâu hỏi 7.Tại sao cần chọn lọc các dòng tế bào trước khi nuôi cấy?
- Câu hỏi 8.Việc chọn lọc các dòng tế bào đơn bội hay lưỡng bội sẽ có ưu thế hơn? Giải thích.
- Câu hỏi 9.Colchicine gây lưỡng bội hóa bằng cách nào?
- Câu hỏi 10.Các cây non được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn có đặc điểm gì? Đặc...
- 3. Nuôi cấy và dung hợp tế bào trầnCâu hỏi 11.Phương pháp nuôi cấy và dung hợp tế bào trần có...
- Câu hỏi 12.Tại sao cần phải loại bỏ thành cellulose trước khi tiến hành dung hợp tế bào?
- Câu hỏi 13.Tại sao khi nhân của hai tế bào ban đầu không dung hợp thì tế bào lai không thể...
- Câu hỏi luyện tập:Tại sao trong quy trình ứng dụng công nghệ tế bào không thể thiếu bước chọn...
- III. THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬTCâu hỏi 14.Trong cá thành tựu của công nghệ tế...
- VẬN DỤNGBài tập 1.Bằng cách nào chúng ta có thể phân biệt được một số giống cây ăn quả được...
- Bài tập 2.Trong công nghệ tế bào thực vật, tại sao người ta thường nuôi cấy hạt phấn mà không...
- Bài tập 3.Có ý kiến cho rằng: “Việc ứng dụng công nghệ tế bào thực vật luôn tạo ra được các...
- Bài tập 4.Hãy đề xuất một ý tưởng tạo ra một giống cây trồng mới bằng công nghệ tế bào. Nêu...
- Bài tập 5.Một bạn học sinh đã đề xuất quy trình chưa hoàn chỉnh trong nuôi cấy rễ cây từ cây...