Câu 4: Em hãy xử lí các tình huống sau:a. M và T là hàng xóm và chơi rất thân với nhau. Từ nhỏ, hai...

Câu hỏi:

Câu 4: Em hãy xử lí các tình huống sau:

a. M và T là hàng xóm và chơi rất thân với nhau. Từ nhỏ, hai bạn nhiều lần dùng chung đồ và luôn xem đó là chuyện bình thường. Tuần trước, M sang nhà T để rủ bạn đi chơi, trong lúc T đi thay đồ, M thấy điện thoại T có tin nhắn nên đã mở ra đọc và trả lời hộ bạn. Khi biết chuyện, T không vui và muốn góp ý để M không tự ý xem điện thoại của người khác.

Nếu là T, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để M hiểu và tôn trọng quyền được bảo mật điện thoại của công dân?

b. Chiều nay, N nhận được một bức thư, sau khi đọc xong N vội gấp, bỏ vào cặp sách rồi chạy đi đâu đó với gương mặt rất hoảng hốt. Một số bạn trong lớp lo lắng cho N nên định mở cặp lấy bức thư ra đọc xem nội dung thế nào. S cũng rất lo cho N nhưng S thấy việc tự ý đọc thư của người khác như vậy là không đúng. S băn khoăn không biết có nên ngăn cản các bạn hay không.

Nếu là S, trong trường hợp này em sẽ làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín của công dân?

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Thị Dung
a. Cách làm:
1. Nhẹ nhàng giải thích cho M hiểu về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
2. Chia sẻ với M cảm giác không thoải mái khi bị người khác đọc tin nhắn và nhắc nhở M lần sau không nên tự ý xem điện thoại của người khác.
3. Tìm cơ hội lấy ví dụ nào đó có liên quan để khéo léo nhắc nhở M.

b. Cách làm:
1. Ngăn không cho các bạn mở cặp N lấy bức thư ra đọc.
2. Giải thích cho các bạn hiểu việc các bạn lo lắng và muốn tìm hiểu nguyên nhân sự việc để giúp đỡ N là việc tốt, nhưng việc tự ý đọc thư của người khác là không đúng, xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân.
3. Khuyên các bạn nên báo lại sự việc với cô giáo chủ nhiệm để được hỗ trợ.

Câu trả lời chi tiết và đầy đủ hơn:
a. Nếu là T, em sẽ:
- Nhẹ nhàng giải thích cho M hiểu về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- Chia sẻ với M cảm giác không thoải mái khi bị người khác đọc tin nhắn và nhắc nhở M lần sau không nên tự ý xem điện thoại của người khác.
- Tìm cơ hội lấy ví dụ nào đó có liên quan để khéo léo nhắc nhở M.

b. Nếu là S, em sẽ:
- Ngăn không cho các bạn mở cặp N lấy bức thư ra đọc.
- Giải thích cho các bạn hiểu việc các bạn lo lắng và muốn tìm hiểu nguyên nhân sự việc để giúp đỡ N là việc tốt, nhưng việc tự ý đọc thư của người khác là không đúng, xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân.
- Khuyên các bạn nên báo lại sự việc với cô giáo chủ nhiệm để được hỗ trợ.
Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.14825 sec| 2183.492 kb