Câu 3. Lớp em gồm 40 học sinh, dự định tổ chức một chuyến tham quan kết hợp với các hoạt động ngoại...

Câu hỏi:

Câu 3. Lớp em gồm 40 học sinh, dự định tổ chức một chuyến tham quan kết hợp với các hoạt động ngoại khoá vào dịp hè. Dự kiến nguồn kinh phí mỗi bạn đóng góp 200 000 đồng để cùng chi tiêu cho một ngày dã ngoại tại Khu bảo tồn thiên nhiên cách trường 50km. Là một thành viên trong ban tổ chức chuyến đi, em sẽ cùng các bạn cân nhắc trả lời các câu hỏi sau như thế nào để có quyết định hợp lí:

a) Lớp sẽ sử dụng phương tiện giao thông gì phù hợp nhất để di chuyển?

b) Lớp dự định sử dụng những dịch vụ gì ở Khu bao tồn thiên nhiên?

c) Nhóm hậu cần sẽ chuẩn bị những gì, số lượng bao nhiêu cho bữa trưa của cả lớp tại nơi dã ngoại?

đ) Tại sao ban tổ chức, với tư cách là người đại điện tập thể lớp lại cần trả lời những câu hỏi trên?

Câu 4. Em hãy thảo luận nhóm với các bạn trong tổ để trả lời những câu hỏi sau:

a. Vì sao sự phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối?

b. Hãy chỉ ra sự phụ thuộc, tác động qua lại giữa người sản xuất, người tiêu dùng và chủ thể trung gian.

c. Hãy tìm thêm những ví dụ về chủ thể trung gian trong các hoạt động kinh tế mà em biết? Trong mỗi ví dụ, em hãy làm rõ vai trò của chủ thể trung gian và tác động qua lại giữa chủ thể trung gian với các chủ thể kinh tế khác.

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Thị Việt
Câu 3:
a) Để chọn phương tiện giao thông phù hợp, cả lớp cần xem xét số lượng học sinh, khoảng cách di chuyển và giá cả. Có thể sử dụng xe khách 49 chỗ để tiết kiệm chi phí và phục vụ đủ cho số lượng học sinh.
b) Ở Khu bảo tồn thiên nhiên, lớp có thể sử dụng các dịch vụ như tham quan, trò chơi teambuilding và tham gia các chương trình cứu hộ, bảo tồn thiên nhiên để trải nghiệm và học hỏi.
c) Nhóm hậu cần cần chuẩn bị đủ nước uống, đồ ăn, vật dụng cần thiết, trang bị cho teambuilding và chuẩn bị 40 phần ăn cho bữa trưa tại nơi dã ngoại.
d) Ban tổ chức cần trả lời những câu hỏi trên để đảm bảo chuyến tham quan diễn ra suôn sẻ, an toàn và thú vị cho tất cả học sinh, cũng như để quản lý tốt nguồn lực và kế hoạch tổ chức.

Câu 4:
a) Sự phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối vì mỗi cá nhân có thể đóng vai trò cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng tùy vào hoàn cảnh cụ thể.
b) Sự phụ thuộc giữa người sản xuất, người tiêu dùng và chủ thể trung gian là cần thiết để sản phẩm có thể được đưa từ người sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối và trung gian.
c) Ví dụ: Người nông dân bán trái cây cho đại lý cung cấp (chủ thể trung gian) -> Đại lý bán cho các cửa hàng mua sỉ -> Người tiêu dùng mua trái cây từ cửa hàng. Trong trường hợp này, chủ thể trung gian đóng vai trò nắm giữ và phân phối sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03563 sec| 2172.617 kb