Bài tập 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành...
Bài tập 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tỉnh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang đã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hâm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tỉnh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhát trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tỉnh giờ đây đang đe doa gáy tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang đã chỉ trong vòng 40 năm qua...
(Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao?, NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39)
1. Đoạn trích cho người đọc biết về vấn đề gì?
2. Đoạn trích này có nội dung gần gũi với những đoạn nào trong hai văn bản thông tin đã học: Trái Đất - cái nôi của sự sống và các loài chung sôdng với nhau như thế nào?
3. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào?
4. Sự thống trị của con người trên Trái Đất đã đưa đến những hậu quả nặng nề gì? Theo em, những hậu quả đó có thể tác động ngược trở lại đời sống con người như thế nào?
5. Phân tích cách triển khai thông tin theo quan hệ nhân quả trong đoạn trích.
6. Em có thể nói gì để bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với niềm lo âu ẩn chứa sau những thông tin và cách đưa thông tin của đoạn trích?
7. Từ sơ cấp với nghĩa trong đoạn trích có thể được đặt cùng nhóm với từ nào sau đây (tất cả đều là từ mượn): đa cấp, trung cấp, thứ cấp, cao cấp?
8. Câu thứ nhất của đoạn trích chứa đựng hai ý nhỏ. Hai ý đó đã được triển khai như thế nào trong những câu tiếp theo?
- Bài tập 1.Đọc lại văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống trong sách giáo khoa (SGK) (tr. 78 -...
- Bài tập 2. Đọc lại văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? trong sách giáo khoa (SGK)...
- Bài tập 3. Đọc lợi văn bón Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào? trong sách giáo khoa...
- Bài tập 4. Đọc đoạn trích sAu và trả lời các câu hỏi:Nước là một nhà du hành vĩ đại không ngừng...
- Bài tập 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Nước, một thành phần thiết yếu của những phản...
- Bài tập 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Chúng ta hãy bắt đầu từ một cành bất kì của...
- Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên...
- Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trỏ lời các câu hỏi:Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất...
6. Trước những thông tin về sự phá hủy môi trường và tác động tiêu cực của con người, người đọc có thể bày tỏ sự đồng cảm và lo âu về tương lai của hành tinh và cần phải hành động để bảo vệ môi trường và sinh vật hoang.
5. Thông tin trong đoạn trích được triển khai theo quan hệ nhân quả bằng việc liên kết hậu quả của việc thống trị quá mức với tình trạng tuyệt chủng sinh vật và mất môi trường sống tự nhiên.
4. Sự thống trị của con người đã đưa đến hậu quả nặng nề như tuyệt chủng sinh vật, mất môi trường sống tự nhiên và ảnh hưởng đến cả đời sống của chính con người.
3. Tác giả chứng minh sự thống trị của loài người bằng việc đề cập đến việc chúng ta sử dụng đất đai, nước ngọt và tài nguyên sơ cấp của hành tinh một cách quá mức.
2. Đoạn trích có nội dung gần gũi với văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống về việc con người đang cản trở sự phát triển tự nhiên và làm ngày càng giảm số lượng sinh vật hoang.