Bài tập 30.8.Nêu cơ sở khoa học của việc trồng cây theo vùng địa lí, theo mùa. Cho ví dụ.
Bài tập 30.8. Nêu cơ sở khoa học của việc trồng cây theo vùng địa lí, theo mùa. Cho ví dụ.
- Cơ sở khoa học của việc trồng cây theo vùng địa lí, theo mùa là dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… Trồng cây theo vùng địa lí, theo mùa sẽ đảm bảo điều kiện ngoại cảnh thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Ví dụ:
+ Mùa xuân hè trồng cây bí đỏ, cà tím, cây họ Đậu,…; Mùa thu đông trồng các cây như bắp cải, su hào, xà lách,…
+ Vùng đồng bằng sông Hồng trồng cây lúa nước, đậu tương, khoai tây, lạc,…
+ Vùng miền núi phía Bắc trồng chè, cây ăn quả,…
+ Vùng Tây Nguyên trồng chè, cà phê, cao su,…
- Bài tập 30.1.Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau...
- Bài tập 30.2.Mô phân sinh lóng có vai trò làm choA.thân và rễ cây gỗ to ra.B.thân...
- Bài tập 30.3.Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?A.Mô...
- Bài tập 30.4.Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa làA.làm cho cây ngừng...
- Bài tập 30.5.Quan sát hình 30.1 và kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây...
- Bài tập 30.6.Quan sát hình 30.2 và kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa...
- Bài tập 30.7.Ứng dụng hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực...
- Bài tập 30.9.Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi:Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng...
Ví dụ về trồng cây theo mùa là trồng cà chua vào mùa xuân vì cà chua cần nhiều ánh nắng và nhiệt độ ấm, còn trồng cải bắp vào mùa đông vì cải bắp chịu lạnh tốt và có thể phát triển tốt dưới thời tiết lạnh.
Ví dụ về trồng cây theo vùng địa lí là việc trồng cam ở vùng có khí hậu nhiệt đới vì cam cần ánh nắng mặt trời đủ và đất tơi xốp. Trong khi đó, trồng sắn ở vùng có đất cát và ít mưa vì sắn có thể chịu hạn hán và đất cát tốt cho sự phát triển của rễ sắn.
Cơ sở khoa học của việc trồng cây theo vùng địa lí và theo mùa là để tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên của địa phương, giúp cây trồng phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn.