Bài tập 2. (Bài tập 2, sách giáo khoa (SGK)) Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ...
Bài tập 2. (Bài tập 2, sách giáo khoa (SGK)) Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Xác định chủ đề của đoạn văn.
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn.
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.
a) Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch- xớt với cây ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu dại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hoá đang áp đặt vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kĩ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,... tất cả là chung và tất cả những cái chung đang ngày một nhiều thêm lên. Cái chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây Ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thế tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện điện của hồn văn hoá Việt. (Nguyễn Sĩ Dũng)
b) Cuối cùng, “Thu vịnh " đã kết lại bằng bức hoa thật nhanh mà thật đọng:
“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”
Nỗi niềm u ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giác “thẹn với ông Đào ” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến. Nó không chỉ in riêng vào bài thơ này, mà còn đổ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyến: một thị nhân tao nhã - một nho gia khi tiết. (Chủ Văn Sơn)
c) Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Những sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta trảnh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đíchchung, Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cái ốc đảo cô đơn của mình. Có gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xây)
- Bài tập 1. Xác định câu chủ đề và phân tích tính liên kết, tính mạch lạc trong các đoạn văn sau:a)...
- Bài tập 3. (Bài tập 3, sách giáo khoa (SGK)) Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:a) Cảnh...
- Bài tập 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 -10 dòng) triển khai ý từ câu chủ đề sau đây: Trong bất...
- Bài tập 5. Các em hãy sắp xếp các đoạn văn sau đây (theo Lê Nguyên Cần, Mã văn hoá trong tác phẩm...