BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7 dưới đây.1. Ý nào dưới...
BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7 dưới đây.
1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.
B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dân tộc, nhân loại,...
C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc.
D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.
2. Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?
“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)
“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)
A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.
C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.
3. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp.
4. Sử liệu là gì?
A. Là toàn bộ những sử liệu chứa đựng thông tin về quá khứ của loài người.
B. Là toàn bộ những sử liệu hiện vật phản ánh về quá khứ của loài người.
C. Là toàn bộ những sử liệu chữ viết phản ánh về quá khứ của loài người.
D. Là toàn bộ những sử liệu gốc phản ánh về quá khứ của loài người.
5. Quan sát các hình 1, 2, 3 (trong Bài tập 2 dưới đây) và cho biết đó là các loại sử liệu nào?
A. Sử liệu hiện vật, sử liệu chữ viết, sử liệu gốc.
B. Sử liệu chữ viết, sử liệu gốc.
C. Sử liệu đa phương tiện, sử liệu hiện vật.
D. Sử liệu gốc, sử liệu hiện vật, sử liệu đa phương tiện.
6. Ý nào dưới đây không thuộc chức năng cơ bản của Sử học?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.
C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
7. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?
A. Học trên lớp.
B. Xem phim tài liệu lịch sử.
C. Tham quan, điền dã.
D. Học trong phòng thí nghiệm.
- BÀI TẬP 2:Khai thác những hình ảnh, nội dung sau đây và suy luận về ý nghĩa của từng vấn đề...
- BÀI TẬP 3. Hãy tìm hiểu về truyền thống ngôi trường em đang học tập theo gợi ý sau:— Trường em được...
- BÀI TẬP 4:Hãy chia sẻ những hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử mà em đã được trải nghiệm...
- BÀI TẬP 5:Liên hệ và cho biết một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử của...