b/ Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên1/ Luật Lâm nghiệp năm 2017Điều 9....
b/ Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
1/ Luật Lâm nghiệp năm 2017
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp (trích)
1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật
2. Đưa chất thải, hoá chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật
4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
2/ Luật Khoáng sản năm 2010 ( sửa đổi, bổ sung năm 2018)
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản ( trích)
1.Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3/ Luật Thuỷ sản năm 2017
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động thuỷ sản ( trích)
2. Khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thuỷ sản
1. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.
3. Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển.
4. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển.
4/ Luật Tài nguyên nước năm 2012 ( sửa đổi, bổ sung năm 2018)
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
2. Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước.
3. Xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước; xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất; gian lận trong việc xả nước thải.
4. Đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch.
5. Khai thác trái phép cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.
Trường hợp 2: Từ khi Công ty T về khi vực làng chài X khia thác trái phép, môi trường nơi đây ảnh hưởng nghiêm trọng, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tài nguyên cát nơi đây ngày một cạn kiệt, sông bị lệch dòng chảy, xói mòn, sạt lở, gây sụt lím, diện tích canh tác và nuôi trồng thuỷ sản bị thu hẹp......
a) Dựa vào thông tin 1, em hãy cho biết các chủ thể ở trường hợp 2 và hai bức tranh đã thực hiện đúng hay chưa đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Vì sao?
b) Hãy kể thêm một số quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà em biết.
- MỞ ĐẦUMôi trường và tài nguyên thiên nhiên là điều kiện quan trọng, thiết yếu cho sự tồn tại, phát...
- KHÁM PHÁ1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiêna. Sự cần thiết phải bảo vệ...
- b. Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiênTheo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), rừng...
- 3. Một số biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.Ngày 1-4-2001, thủ tướng Chính phủ...
- 4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.a. Các bạn trong...
- LUYỆN TẬPCâu hỏi 1:Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?a. Muốn...
- Câu hỏi 2:Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng, hành vi nào vi phạm pháp luật về bảo vệ tài...
- Câu hỏi 3:Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:a. Trên đường đi học về , H và Đ...
- Câu hỏi 4:Em hãy đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đâya. Được...
- Câu hỏi 5:Hãy kể những việc em làm để đóng góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên...
- 2. Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiêna, Quy định cơ...
- VẬN DỤNGCâu hỏi 1:Em hãy cùng bạn tham gia cuộc thi hùng biện về chủ đề: Bảo vệ môi trường và...
- Câu hỏi 2:Em hãy cùng các bạn thực hiện một dự án bảo vệ môi trường hoặc tài nguyên thiên...
Luật Động vật quý hiếm năm 2005 bảo vệ động vật hoang dã và quý hiếm tránh tình trạng săn bắt và buôn bán trái phép, giữ gìn bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
Luật Biển đảo năm 2012 bảo vệ và phát triển tài nguyên biển, giữ gìn sự đa dạng sinh học ở các vùng biển và đảo.
Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả, bảo vệ tài nguyên đất đai để đảm bảo sự bền vững của môi trường sống.
Luật Môi trường năm 2014 quy định về việc bảo vệ môi trường, xử lý chất thải đúng qui định để giữ gìn nguồn nước và không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
b) Một số quy định khác của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Luật Môi trường năm 2014 đề cập đến việc bảo vệ môi trường, xử lý chất thải đúng qui định; Luật Đất đai năm 2013 có quy định về việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất đai; Luật Biển đảo năm 2012 quy định về bảo vệ và phát triển tài nguyên biển; Luật Động vật quý hiếm năm 2005 bảo vệ động vật hoang dã và quý hiếm; Luật Rừng năm 2017 đề cập đến bảo vệ rừng và tài nguyên rừng.