5. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanhEm hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu...

Câu hỏi:

5. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

       THÔNG TIN

      Kinh doanh thường bắt đầu từ những trăn trở, những ý tưởng mới có thể giải quyết các vấn đề gần gũi trong cuộc sống. Chính những điều này sẽ khiến chúng ta sẽ thúc đẩy tìm tòi và sáng tạo một cách mãnh liệt. Mỗi ý tưởng kinh doanh dù nhỏ đều đáng quý bởi điều đó thể hiện sự năng động, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên của mỗi cá nhân.

(Theo Báo điện tử Chính phủ, Ý tưởng khởi nghiệp thể hiện khát vọng vươn lên, ngày 08 - 10 - 2022)

        Trường hợp

        Nhu cầu về mặt hàng nấm trên thị trường thực phẩm tại Việt Nam khá cao. Với chuyên môn là kĩ sư nông nghiệp, chị C đã nảy ra ý tưởng trồng nấm. Chị phác thảo mô hình kinh doanh từ trang trại đến bàn ăn. Dù trải qua nhiều lần thất bại nhưng chi không nản chí, vẫn quyết tâm theo đuổi ý tưởng của mình. Sau bốn năm, bằng đam mê, khát vọng và sức sáng tạo dồi dào cùng nguồn vốn huy động được, chị C đã cho ra thị trường những sản phẩm nấm chất lượng cao, giá cả phải chăng. Cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sản phẩm đã có vị thế mới, tăng sức cạnh tranh cũng như cơ hội xuất khẩu sang các nước lân cận.

Câu hỏi:

- Nguồn nào giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh của chị C?

- Em còn biết các nguồn nào khác tạo ra ý tưởng kinh doanh?

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Đăng Phương
Cách làm:
1. Đọc kỹ thông tin về trường hợp của chị C và những ý tưởng kinh doanh của chị.
2. Liệt kê các nguồn giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh theo thông tin cung cấp.
3. Xác định nguồn chính giúp chị C tạo ra ý tưởng kinh doanh.
4. Tìm hiểu và liệt kê các nguồn khác có thể tạo ra ý tưởng kinh doanh, bao gồm lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.

Câu trả lời:
- Nguồn giúp chị C tạo ra ý tưởng kinh doanh: đam mê, khát vọng và sức sáng tạo dồi dào cùng nguồn vốn huy động được.
- Các nguồn khác tạo ra ý tưởng kinh doanh:
1. Lợi thế nội tại như đam mê nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn vững chắc, khát vọng thành công, sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề.
2. Cơ hội bên ngoài như nhu cầu thị trường về sản phẩm nấm, khả năng cạnh tranh, vị trí triển khai kinh doanh, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.
Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.16417 sec| 2168.492 kb