2. Luyện tập miêu tả nội tâm trong văn bản tự sựa. Dựa vào đại ý dưới đây, hãi viết lại câu chuyện...
2. Luyện tập miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
a. Dựa vào đại ý dưới đây, hãi viết lại câu chuyện bằng cách thêm những yếu tố miêu tả nội tâm phù hợp.
CẬU BÉ VÀ NGƯỜI ĂN XIN
Một cậu bé có nhiều tiến bộ trong học tập nên được bố mẹ cho tiền mua máy nghe nhạc - vật mà cậu ao ước bấy lâu. Đang trên đường đi mua thì cậu gặp một ông lão ăn xin .Cậu ngẫm nghĩ một lúc rồi quyết định lấy tiền thưởng của mình để tặng cho ông lão. Sau đó, cậu trở về nhà với tâm trạng vui vẻ mặc đừng cầu không mua được món đồ chơi mơ ước.
Giữa đường phố đông đúc, một cậu bé đang đứng dựa vào cửa kính một cửa hàng đồ chơi. Cậu bé đang lăn tăn không biết nên sử dụng số tiền mà bố mẹ cậu thưởng cậu vì kết quả học tập của cậu kì này rất cao. Chợt cậu nghe tiếng ho khụ khụ của một ông lão ngồi gần đó. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng thay vì mua món đồ chơi đó, mình cũng đã nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia. Niềm vui nho nhỏ ấy khiến cậu mỉm cười cả quãng đường.
- A. Hoạt động khởi động.Nhớ lại một vài tác phẩm mà em biết, liệt kê vào vở theo gợi ý trong bảng...
- B. Hoạt động hình thành kiến thức.1.Đọc văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA2. Tìm hiểu văn...
- b. Vẻ đẹp tâm hồn của kiều Nguyệt Nga được thể hiện qua những ngôn ngữ, cử chỉ nào?
- c. Nhận xét nào đúng về phương thức chủ yếu được tác giả sử dụng để miêu tả tính cách các nhân vật...
- d. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích.
- 3. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.a. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và hoàn thành...
- 3. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.a. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và hoàn thành...
- b. Đọc hai đoạn trích của Nam Cao và chỉ ra sự khác nhau giữa cách thức miêu tả nội tâm nhân vật...
- c. Dựa vào hiểu biết những bài tập trên về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự hãy hoàn thành bảng...
- C. Hoạt động luyện tập.1. Luyện tập đọc hiểu đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga(1) Nhận...
- D. Hoạt động vận dụng1. Nhận xét về ngôn ngữ và cách kể chuyện của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích...
- 2. Sưu tầm lại một đoạn văn hoặc bài văn tự sự sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả nội tâm. Ghia lại...
Dù không mua được món đồ chơi mơ ước nhưng cậu bé vẫn thấy hạnh phúc và tràn đầy niềm vui khi biết rằng mình đã làm điều ý nghĩa và làm một hành động nhân đạo đáng quý.
Sau khi tặng quà cho ông lão, cậu bé cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với quyết định của mình, nội tâm của cậu đều đượnh thanh thản và tự hào về bản thân.
Suy nghĩ một lúc, cậu bé quyết định dùng tiền thưởng để mua máy nghe nhạc để tặng cho ông lão, tỏ ra sẵn sàng hy sinh niềm vui cá nhân của mình để chia sẻ với người khác.
Cậu bé cảm thấy rất xúc động khi nhìn thấy ông lão ăn xin kêu khóc lóc xin tiền, những nghịch cảnh đó khiến trái tim nhỏ bé của cậu không thể ngồi yên.
Trên đường đi mua máy nghe nhạc, cậu bé bắt gặp một ông lão ăn xin đang ngồi ven đường, ánh mắt ẩn chứa nỗi khốn khổ và nghèo đói.