2. Đọc hiểu* Câu hỏi giữa bài:Ở phần 1, tác giả khẳng định điều gì?Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý...

Câu hỏi:

2. Đọc hiểu

* Câu hỏi giữa bài:

Ở phần 1, tác giả khẳng định điều gì?

Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?

Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?

Ở phần 4, tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

Ở phần 5, tác giả nêu lên các nội dung chính nào

Tìm hiểu các từ " bất tử hóa", " Gióng hóa"

Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích?

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Hồng Linh
Cách làm:
1. Đọc kỹ đoạn văn liên quan để tìm ra ý chính mà tác giả muốn truyền đạt.
2. Xác định các câu hỏi con trong câu hỏi chính để tìm ra câu trả lời.
3. Tìm các đoạn văn chứa thông tin cần để trả lời các câu hỏi con.
4. Tóm tắt lại thông tin trong các đoạn văn đó để trả lời câu hỏi.

Câu trả lời:
- Ở phần 1, tác giả khẳng định Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước. Thuộc loại tác phẩm hay nhất cho chủ đề này.
- Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa: báo trước cho một con người phi thường khác hoàn toàn với những người khác. Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời.
- Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn để chứng minh cho nhận địch, Gióng lớn lên cũng chính là từ sức mạnh, từ tình yêu nước, tinh thần của nhân dân cùa nhân dân.
- Ở phần 4, tác giả tập trung phân tích nội dung Gióng ra trận đánh giặc.
- Ở phần 5, tác giả nêu lên các nội dung: Gióng bay lên trời, cởi giáp sắt bỏ lại rồi bay về trời; Những vết tích còn lại của chuyện Thánh Gióng; Bất tử hóa: sống mãi với thời gian; Gióng hóa: tức là Gióng biến thành, tựa như một vị thần sử dụng phép thần thông.
- Bằng chứng cho thấy Gióng để lại các chứng tích: Vết ngựa phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng, đấy chân ngựa thành những ao hồ chi chít; Hội Gióng; Viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hóa về Gióng.
Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.17077 sec| 2178.68 kb