[Cánh diều] Giải bài tập sách bài tập (SBT) KHTN 6 bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật
Giải sách bài tập (SBT) KHTN 6 bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật
Trên sách Cánh diều, Sytu sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất về chủ đề "Đa dạng nguyên sinh vật". Bằng cách này, học sinh sẽ được củng cố kiến thức và nắm vững bài học hơn. Đừng ngần ngại theo dõi, hãy cùng khám phá và tìm hiểu về sự phong phú của thế giới sống xung quanh chúng ta.
Bài tập và hướng dẫn giải
17.1. Phát biểu nào dưới đây về động vật nguyên sinh là đúng?
A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.
C. Hình dạng luôn biến đôi.
D. Không có khả năng sinh sản.
17.1. Phát biểu nào dưới đây về động vật nguyên sinh là đúng?
A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.
C. Hình dạng luôn biến đôi.
D. Không có khả năng sinh sản.
17.2. Sinh vật nào dưới đây không phải nguyên sinh vật?
A. Trùng biến hình.
B. Rêu.
C. Trùng kiết lị.
D. Trùng sốt rét.
17.3. Nguyên sinh vật nào dưới đây có màu xanh lục?
A. Trùng giày.
B. Trùng sốt rét.
C. Tảo silic.
D. Tảo lục.
17.4. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các loài nguyên sinh vật?
A. Kích thước hiển vi.
B. Di chuyển bằng chân giả, lông hoạc roi bơi.
C. Cơ thể có cấu tạo từ nhiều tế bào.
D. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào.
17.5. Nguyên sinh vật nào dưới đây sống tự do ngoài thiên nhiên?
A. Trùng sốt rét.
B. Trùng kiết lị.
C. Trùng biến hình.
D. Trùng bệnh ngủ.
17.6. Nhóm nào dưới đây gồm những nguyên sinh vật gây hại?
A. Trùng bệnh ngủ, trùng sốt rét, tảo lục đơn bào.
B. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng lỗ.
C. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi xanh.
D. Trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng bệnh ngủ.
17.7. Phát biểu nào dưới đây về động vật nguyên sinh là sai?
A. Không có khả năng sinh sản.
B. Kích thước hiển vi.
C. Cấu tạo đơn bào.
D. Sống trong nước, đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật.
17.8. Trùng roi thường được tìm thấy ở đâu?
A. Trong không khí.
B. Trong đất khô.
C. Trong cơ thể người.
D. Trong nước.
17.9. Đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?
A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.
B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
C. Có khả năng quang hợp.
D. Di chuyển nhờ lông bơi.
17.10. Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?
A. Đường tiêu hóa.
B. Đường hô hấp.
C. Đường sinh dục.
D. Đường bài tiết.
17.11. Viết tên nguyên sinh vật và vai trò của nguyên sinh vật tương ứng với mỗi hình ảnh minh họa trong bảng dưới đây.
STT | Hình ảnh | Tên nguyên sinh vật | Vai trò |
1 | ![]() | ||
2 | ![]() | ||
3 | ![]() |
17.12. Ghép tên nguyên sinh vật (cột A) với vai trò hoặc tác hại tương ứng (cột B).
17.13. Xây dựng khóa lưỡng phân với ba loài nguyên sinh sau: trùng roi, trùng biến hình, trùng giày.