Bài tập 9. Đọc từ câu “Em biết không, còn có một con đường gắn chặt với số phận mỗi người." đến câu...
Bài tập 9. Đọc từ câu “Em biết không, còn có một con đường gắn chặt với số phận mỗi người." đến câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông." trong văn bản Câu chuyện về con đường của Đoàn Công Lê Huy, sách giáo khoa (SGK) (tr. 75) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
1. Dựa vào một số từ ngữ quan trọng để xác định vấn đề được tác giả tập trung bàn luận trong đoạn trích.
2. Theo tác giả, “đường đời” của mỗi người khác gì với con đường mà mọi người
đi lại hằng ngày?
3. Trải nghiệm có vai trò như thế nào trên đường đời của mỗi người?
4. Vì sao chúng ta không thể trả lời được các câu hỏi: "Sau này mình sẽ là ai? Những gì đang chờ đợi mình phía trước?"
5. Em hiểu thế nào về câu: “Mỗi người phải tự “thi công” đường đời của chính
mình, “vật liệu” là sức lực, trí tuệ và ý chí của bản thân.”? Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ ý nghĩa của câu đó?
6. Câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” của nhà văn Nguyễn Bá Học được tác giả dẫn ra ở đoạn trích nhằm mục đích gì?
2. Sau đó, em cần suy nghĩ về câu hỏi và liệu ý kiến của mình về vấn đề tác giả đề cập trong đoạn văn đó.
3. Viết câu trả lời cho từng câu hỏi một cách chi tiết và logic, dựa trên suy nghĩ và hiểu biết của riêng mình.
Câu trả lời mẫu:
1. Trong đoạn trích, con đường, đường đời, đường đi là những từ ngữ được lặp lại nhiều lần ở các câu văn. Những từ ngữ đó cho ta biết rằng, đường đời của mỗi người là vấn đề được tác giả tập trung bàn luận trong đoạn trích.
2. Con đường mà mọi người đi lại hằng ngày là con đường được hình thành, tạo nên trên mặt đất, bằng công sức của con người, với các vật liệu của ngành xây dựng giao thông. Đó có thể là đường đất, đường sỏi đá, đường bê tông, đường nhựa, đường sắt,... Những con đường như thế được thiết kế, thi công bởi kĩ sư, công nhân. Ngược lại, “đường đời” của mỗi người không phải là con đường hữu hình có thể thấy được. Nó trải dài theo thời gian, trên từng bước trưởng thành của mỗi cá nhân. Nó phải do cá nhân tự tạo ra, bằng sức lực, trí tuệ, ý chí của bản thân mỗi người.
3. Trải nghiệm bao giờ cũng gắn với thực tế của mỗi con người. Đó có thể là những gì trong cuộc sống mà người ta nhìn thấy, chứng kiến, hoặc cũng có thể là điều xảy ra với bản thân. Trải nghiệm thường tác động đến tình cảm nhận thức, đem đến cho con người những bài học quý báu, giúp con người ngày càng trưởng thành hơn trên từng bước đường đời.
- Bài tập 2. Đọc từ câu “Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? đến câu “Không giống như người...
- Bài tập 3. Đọc từ câu “Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện ấy, “Hãy cầm lấy và đọc" trở...
- Bài tập 4: Đọc từ câu “Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn...
- Bài tập 5. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Chúng ta cần gì trong cuộc đời này?...
- Bài tập 6. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Trong cuộc đời, chúng ta luôn gặp những...
- Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau đây và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:Giá trị sống chính...
- Bài tập 8. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:Người xưa dạy: Hãy tự biết mình. Nhưng liệu...
Array